Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giang mai - "Bạn đồng hành" của HIV

Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, tương tự như HIV nhưng nó có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum gây nên. Bệnh có thể gây thương tổn ở da - niêm mạc và nhiều tổ chức, cơ quan của cơ thể như cơ, xương khớp, tim mạch và thần kinh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục và có thể lây truyền qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con. Bệnh có thể gây hậu quả trầm trọng như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, giang mai bẩm sinh.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có trên 35 triệu trường hợp mới mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục trong đó giang mai chiếm 2%. Ở Việt Nam, theo thống kê hàng năm của Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh giang mai chiếm khoảng 2 - 5% tổng số các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh gây nên do xoắn khuẩn giang mai, xoắn khuẩn này rất yếu, ra ngoài cơ thể chỉ sống được vài giờ, chết nhanh chóng ở nơi khô; ở nơi ẩm ướt có thể sống được 2 ngày. Nó có thể sống rất lâu ở nhiệt độ lạnh. Ở 56 độ C, xoắn khuẩn giang mai chết trong vòng 15 phút. Nhiệt độ thích hợp là 37 độ C. Xà phòng và các chất sát khuẩn có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.

Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể người lành qua giao hợp đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng. Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm xoắn trùng. Lây qua các vết xước trên da - niêm mạc khi thầy thuốc tiếp xúc mà không có bảo hiểm. Lây do truyền máu: truyền máu hoặc tiêm chích mà bơm kim tiêm không vô khuẩn. Lây từ mẹ sang con, thường sau tháng thứ 3 của thai kỳ và gây bệnh giang mai bẩm sinh.

Triệu chứng của bệnh giang mai: Tùy theo từng giai đoạn hoặc thời kỳ khác nhau mà có các triệu chứng khác nhau:

Giang mai thời kỳ I

Săng (chancre) giang mai: Là vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có bờ nổi gờ lên hoặc lõm xuống, bề mặt bằng phẳng. Vị trí thường thấy ở bộ phận sinh dục Với những người quan hệ tình dục qua hậu môn, săng có thể ở trực tràng hoặc quanh hậu môn. Săng còn có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như: môi, lưỡi, amidan (do quan hệ miệng - sinh dục), ngón tay v.v…

Hạch: Các hạch vùng bẹn thường bị viêm, họp thành chùm

Giang mai thời kỳ II: Thường khoảng 6 - 8 tuần sau khi có săng.

Có thể có các biểu hiện như: Đào ban; Tổn thương da do giang mai; Mảng niêm mạc; Vết loang trắng đen; Viêm hạch lan tỏa; Nhức đầu; Rụng tóc...

Giang mai thời kỳ III: Thường khi không được điều trị hay điều trị không đúng phác đồ, có thể có các biểu hiện như đào ban, củ giang mai, gôm giang mai… Đồng thời, có thể xâm nhập vào phủ tạng như tim, mắt, thần kinh...

Khi mắc bệnh giang mai, nếu bệnh nhân được điều trị sớm và đủ liều sẽ khỏi bệnh hoàn toàn, ngăn chặn lây lan và không để lại di chứng. Việc điều trị cần điều trị đồng thời cho cả bạn tình của người bệnh.

Vì cả giang mai và HIV đều có cơ chế lây truyền giống nhau là qua quan hệ tình dục không an toàn, đường máu và từ mẹ sang con. Do vậy, có thể nói giang mai và HIV là bạn đồng hành của nhau, tức là người nhiễm HIV có nguy cơ cao hoặc đồng thời cũng nhiễm giang mai và ngược lại.

Do vậy, cách tốt nhất dự phòng lây nhiễm HIV và giang mai là quan hệ tình dục an toàn tức sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần khi quan hệ tình dục, đặc biệt khi quan hệ tình dục với các bạn tình mà không biết tình trạng nhiễm HIV hoặc giang mai của họ.

Xét nghiệm HIV đồng thời với yêu cầu xét nghiệm sàng lọc giang mai định kỳ cũng là cần thiết để đảm bảo không mắc các bệnh này hoặc nếu mắc bệnh sẽ điều trị sớm, kịp thời để tránh các biến chứng cũng như không làm lây truyền bệnh cho người khác.

Một điều cần lưu ý là hiện nay có thuốc kháng virus điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) có thể dự phòng để không bị lây nhiễm HIV, tuy nhiên thuốc này không dự phòng được giang mai và các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, viêm gan… do vậy thực hiện tình dục an toàn hay sử dụng bao cao su thường xuyên đúng cách vẫn là biện pháp dự phòng hữu hiệu với cả giang mai và HIV.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh giang mai – nguy hiểm nếu không được điều trị.

Văn Thành - Theo vtv.vn
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm