Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đứng cạnh lò vi sóng có nguy hiểm không?

Đây có phải sự thật hay chỉ là một hiểu lầm tai hại về lò vi sóng? Cùng tìm hiểu tại bài viết sau đây.

Kể từ khi lò vi sóng trở nên phổ biến trong các nhà bếp của người nội trợ, những lo ngại về ảnh hưởng sức khỏe của chúng đã được bàn tán. Đứng quá gần lò vi sóng được cho là có thể gây ung thư, tiêu diệt tế bào não và gây hại cho khả năng sinh sản của bạn.

Đầu tiên, lò vi sóng hoạt động như thế nào?

Lò vi sóng là một ví dụ về cách bức xạ có thể được sử dụng vì lợi ích của con người. Lò vi sóng tạo ra sóng bức xạ điện từ (vi sóng) làm rung chuyển các phân tử nước để nấu chín thức ăn. Có một thiết bị ở trong máy vi sóng gọi là máy từ trường phát ra sóng vi ba, phản xạ từ bên trong máy. Ma sát gây ra bởi các phân tử dao động này tạo ra nhiệt cần thiết để hâm nóng thức ăn, làm nổ bỏng ngô hoặc làm chảy bơ và bản thân thực phẩm sẽ không bị nhiễm phóng xạ.

Sự thật thú vị: Vì nhiệt sinh ra từ sự chuyển động của các phân tử H2O nên thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như rau củ, sẽ nấu chín nhanh hơn trong lò vi sóng so với thực phẩm khô.

Có an toàn khi đứng trước lò vi sóng không?

Nói chung, lò vi sóng hoạt động bình thường không gây nguy cơ ung thư. Lượng bức xạ mà lò vi sóng phát ra được quy định chặt chẽ để đảm bảo lò an toàn khi sử dụng trong gia đình. Lượng rò rỉ bức xạ từ lò vi sóng được hạn chế ở mức rất nhỏ, thấp hơn nhiều so với mức có thể gây nguy hiểm. Lò vi sóng cũng được yêu cầu phải có 2 hệ thống để ngừng phát xạ vi sóng ngay khi cửa được mở. Cùng với đó, việc sản xuất lò vi sóng cũng đều được thử nghiệm và kiểm soát chất lượng.

Tuy nhiên, tốt nhất là giữ khoảng cách an toàn với lò vi sóng khi nó đang bật trong trường hợp lò bị hư hỏng hoặc trục trặc. Ví dụ, nếu nút vặn, tấm chắn hoặc cửa lò bị hư hỏng, bức xạ có thể rò rỉ ra ngoài.

Nhưng ngay cả khi một số bức xạ rò rỉ ra ngoài, thì cũng không có gì phải hoảng sợ. Lò vi sóng tạo ra bức xạ không ion hóa, không có đủ năng lượng để gây hại trực tiếp cho tế bào. Điều này khiến cho việc tiếp xúc tình cờ trong thời gian ngắn sẽ không làm tăng nguy cơ ung thư. Ánh sáng nhìn thấy được, sóng vô tuyến và  sóng wifi cũng là những ví dụ về bức xạ không ion hóa, năng lượng thấp. 

Đọc thêm bài viết: Lò vi sóng có thể gây ung thư?

Mặt khác, bức xạ năng lượng cao (như tia X và chụp CT) ‌có thể‌ gây hại cho tế bào - đó là lý do tại sao nó là một phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Trong xạ trị, loại năng lượng này được khai thác và chuyển đến các tế bào ung thư với liều lượng chính xác cao - nó có thể thâm nhập sâu hơn vào cơ thể để tiếp cận ung thư. Ngược lại, bức xạ được sử dụng bởi lò vi sóng yếu hơn tia X và ở bên trong lò.

Mối nguy hiểm sức khỏe lớn nhất do lò vi sóng gây ra là nguy cơ bị bỏng do chất lỏng sôi, hộp đựng nóng và thức ăn nóng. Mặc dù trường hợp này cực kỳ hiếm gặp, nhưng bạn vẫn có thể bị thương do lượng bức xạ vi sóng cao. Vì vậy, đừng ép cơ thể của bạn chạm vào lò hoặc đối mặt trực tiếp với lò vi sóng.

Bức xạ vi sóng có thể làm nóng mô cơ thể như da, giống như cách nó làm nóng thức ăn. Vì vậy, bạn được khuyến cáo không nên đứng trực tiếp với lò nướng trong thời gian dài khi nó đang hoạt động. Bên cạnh đó, lò vi sóng được đậy kín đúng cách không gây nguy cơ ung thư cho người đang mang thai, trẻ sơ sinh hoặc người có thiết bị tim. Và nếu bạn có con nhỏ thì hãy lưu ý rằng một số lượng đáng kể trẻ em bị bỏng là do chúng mở cửa và làm đổ đồ nóng.

Lời cảnh báo cuối cùng dành cho những người làm việc trong môi trường công nghiệp hóa với các máy sản xuất vi sóng đó là cùng một loại bức xạ không ion hóa được sử dụng an toàn trong lò vi sóng dân dụng có thể có ở mức độ gây hại hoặc gây ung thư tiềm tàng trong một số môi trường công nghiệp nhất định. Hãy chắc chắn tuân theo các hướng dẫn an toàn tại nơi làm việc nếu bạn làm việc xung quanh thiết bị phát ra bức xạ.

Bạn nên đứng cách lò vi sóng khoảng cách bao nhiêu?

Vì lò vi sóng bị lỗi hoặc hỏng có khả năng gây hại khi sử dụng, bạn nên lùi lại một vài bước để đảm bảo an toàn. Năng lượng vi sóng càng giảm khi nó càng phát ra từ chính lò vi sóng, vì vậy đứng cách thiết bị vài bước chân sẽ giảm nguy cơ gặp phải bất kỳ bức xạ vi sóng nào ở mức nguy hiểm. Một phép đo bức xạ vi sóng được thực hiện cách lò 50cm sẽ xấp xỉ 1/100 giá trị được đo cách lò 5cm.

Khi nào nên ngừng sử dụng lò vi sóng?

Bạn không nên sử dụng lò vi sóng nếu:

  • Nó phát ra tiếng nổ hoặc những âm thanh bất thường khác
  • Chốt cửa bị hỏng
  • Bạn thấy các vết nứt trên kính hoặc các khoảng trống trong các miếng đệm
  • Nó vẫn hoạt động khi cửa mở

Nếu bất kỳ điều nào ở trên là đúng, hãy ngừng sử dụng lò vi sóng và sửa chữa hoặc thay thế bằng một lò vi sóng khác còn hoạt động tốt.

4 lựa chọn thay thế cho lò vi sóng

Không có lý do nào liên quan đến sức khỏe để loại bỏ lò vi sóng. Việc sử dụng lò vi sóng có thể dẫn đến ung thư là một quan niệm sai lầm bởi vi sóng sử dụng cùng một loại bức xạ năng lượng thấp được tìm thấy trong tín hiệu vô tuyến.

Đối với những người thích thiết bị nấu ăn không sử dụng sóng vô tuyến, các thiết bị sau đây là sự lựa chọn tuyệt vời:

  • Bếp gas
  • Lò nướng bánh mì
  • Nồi chiên không dầu
  • Bếp lò

Nhưng hãy nhớ rằng nấu ăn trên bếp gas có thể đi kèm với những rủi ro riêng.

Vậy có nguy hiểm nào khi đứng trước lò vi sóng hay không?

Hầu như không có cơ hội phát triển ung thư khi đứng trước lò vi sóng hoạt động bình thường, được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn và với các tính năng an toàn còn nguyên vẹn. Đứng cách xa lò nướng khoảng 50cm trở lên khi nó đang hoạt động sẽ giảm thiểu khả năng tiếp xúc với bức xạ rò rỉ nếu lò chẳng may bị hư hỏng.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

Bác sĩ Đoàn Hồng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
Xem thêm