Nếu không mang thai, có thể uống vitamin dành cho phụ nữ mang thai không?
Vì vitamin dành cho phụ nữ mang thai có rất nhiều lợi ích nên rất nhiều người tự hỏi, liệu có thể uống những loại vitamin này kể cả khi bạn không định mang thai hoặc không có thai? Dưới đây là các nguy cơ và lợi ích.
Vitamin dành cho phụ nữ có thai là gì?
Các loại vitamin bán ở hiệu thuốc rất đa dạng, có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, dùng cho các độ tuổi và giới tính khác nhau. Vitamin dành cho phụ nữ có thai là một loại vitamin đặc biệt dành cho những người phụ nữ đang có ý định mang thai hoặc đang mang thai.
Ý tưởng về vitamin dành cho phụ nữ có thai dựa trên việc tăng nhu cầu dinh dưỡng và vitamin của phụ nữ mang thai. Em bé cần một số chất dinh dưỡng nhất định để phát triển. Các bà mẹ lại thường không ăn đủ các loại dinh dưỡng này trong bữa ăn hàng ngày. Do vậy, vitamin dành cho phụ nữ có thai sẽ bù lấp được những khoảng trống về dinh dưỡng đó.
Điều quan trọng nhất mà các bà mẹ nên nhớ rằng, vitamin dành cho phụ nữ mang thai chỉ là một biện pháp bổ sung cho bữa ăn hàng ngày mà không thể thay thế được cho bữa ăn hàng ngày.
Vitamin dành cho phụ nữ mang thai khác gì so với vitamin thông thường?
Trên thị trường có rất nhiều loại vitamin dành cho phụ nữ mang thai khác nhau. Mặc dù không có một công thức chuẩn nào cho tất cả các loại vitamin dành cho phụ nữ có thai, nhưng ít nhất, vitamin dành cho phụ nữ có thai phải chứa các chất dinh dưỡng quan trọng sau:
Canxi: Theo Mayo Clinic, phụ nữ trưởng thành mang thai cần khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày. Vitamin dành cho phụ nữ mang thai thường chứa khoảng 200-300mg canxi. Do vậy, vitamin chỉ là một biện pháp bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai chứ không đáp ứng được toàn bộ nhu cầu hàng ngày. Canxi rất quan trọng cho phụ nữ mang thai và cho con bú bởi canxi giúp cho xương của họ chắc khỏe.
Axit folic: Uống đủ axit folic có liên quan đến việc giảm các dị tật ống thần kinh. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai nên bổ sung 600mcg axit folic mỗi ngày. Những người không mang thai cần bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày. Thức ăn có chứa axit folic (còn được biết đến là folate) bao gồm các loại đậu, rau có lá xanh đậm, măng tây và súp lơ xanh. Rất nhiều loại thức ăn khác cũng được bổ sung axit folic, bao gồm ngũ cốc, bánh mỳ và pasta có folate.
Sắt: Sắt là rất cần thiết để sản xuất ra tế bào hồng cầu trong cơ thể. Vì phụ nữ thường tăng khối lượng máu khi mang thai, nên sắt là loại vitamin bắt buộc phải có. Theo Mayo Clinic, phụ nữ mang thai cần 27mg sắt/ ngày, lượng sắt này nhiều hơn lượng sắt mà một phụ nữ bình thường cần là 8mg.
Vitamin dành cho phụ nữ mang thai thường bao gồm các loại vitamin và chất khoáng khác, bao gồm:
Khi nào nên uống vitamin dành cho phụ nữ mang thai?
Luôn hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu uống bất kỳ loại vitamin nào dành cho phụ nữ mang thai. Nếu bạn đang cố mang thai hoặc đang mang thai, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên uống bổ sung vitamin.
Bạn có thể tự mua vitamin dành cho phụ nữ mang thai ở hiệu thuốc hoặc theo kê đơn của bác sỹ. Phụ nữ mang đa thai (thai đôi, thai ba), mang thai ở tuổi vị thành niên và phụ nữ mang thai có tiền sử lạm dụng chất gây nghiện thường phải uống bổ sung vitamin.
Bác sỹ cũng thường khuyên rằng, phụ nữ đang cho con bú cũng nên tiếp tục uống bổ sung vitamin dành cho phụ nữ có thai sau khi đã sinh nở. Vitamin dành cho phụ nữ mang thai có thể được coi như một loại vitamin hỗ trợ cho những phụ nữ đang cho con bú bởi họ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để tạo ra sữa mẹ.
Kể cả khi bạn không đang cố mang thai, bạn vẫn có thể muốn uống bổ sung axit folic. Bởi rất nhiều trường hợp mang thai ở Việt Nam là ngoài ý muốn, không trong kế hoạch. Não và cột sống của thai nhi thường hình thành từ giai đoạn sớm của thai kỳ, nên axit folic là rất cần thiết. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng nên ăn nhiều thức ăn có chứa folate để thay thế cho việc uống vitamin.
Vitamin dành cho phụ nữ mang thai đặc biệt dành cho nhu cầu của phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Vitamin này sẽ bù lấp được những tình trạng thiếu vitamin mà phụ nữ mang thai hay mắc phải. Nhưng nó không thực sự dành cho phụ nữ (hoặc nam giới) không chuẩn bị có con hoặc không đang cho con bú.
Uống quá nhiều axit folic một ngày có thể có tác dụng ngược lại của việc thiếu vitamin B12. Quá nhiều sắt cũng có thể gây ra vấn đề. Quá nhiều sắt liên quan đến các vấn đề về sức khỏe như táo bón, buồn nôn và tiêu chảy. Quá nhiều các chất khác, như uống quá nhiều vitamin A từ các loại vitamin tổng hợp có thể gây độc cho gan.
Một lần nữa cần nhắc lại rằng, tốt nhất, bạn nên lấy những chất dinh dưỡng này từ bữa ăn hàng ngày, thay vì uống thuốc bổ sung. Vì lý do này, đa số phụ nữ không nên uống vitamin dành cho phụ nữ mang thai, trừ khi có sự chỉ định của bác sỹ.
Hiểu lầm về vitamin dành cho phụ nữ mang thai
Rất nhiều phụ nữ khẳng định rằng, vitamin dành cho phụ nữ mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc và móng. Một số người khẳng định rằng uống vitamin dành cho phụ nữ có thai làm tóc mọc dày hơn, nhanh hơn và móng cũng có thể mọc nhanh hơn và/hoặc khỏe hơn.
Tuy nhiên, theo Mayo Clinic, những lời khẳng định này đều chưa được chứng mình. Uống vitamin dành cho phụ nữ mang thai để có tóc và móng đẹp hơn thường không đem lại kết quả như mong muốn, thậm chí còn có những tác dụng phụ ngược lại.
Tổng kết
Nếu bạn định uống vitamin dành cho phụ nữ có thai nhưng bạn lại không mang thai, bạn nên cân nhắc đến việc điều chỉnh chế độ ăn trước. Đa số những người có bữa ăn cân đối không cần phải uống bổ sung đa vitamin. Một bữa ăn cân đối bao gồm protein từ thịt nạc, các sản phẩm sữa ít béo, ngũ cốc nguyên cám và nhiều hoa quả, rau xanh.
Nhưng, nên nhớ rằng, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ cần phải uống bổ sung vitamin dành cho phụ nữ có thai. Đó là khi bác sỹ thấy bạn bị thiếu một số loại dinh dưỡng đặc biệt nào đó trong bữa ăn. Trong những trường hợp này, vitamin dành cho phụ nữ có thai có thể giúp ích cho bạn.
Luôn luôn chú ý đến các triệu chứng không mong muốn có thể xảy ra. Việc này sẽ giúp bạn xác định được liệu bạn có đang gặp các tác dụng phụ của việc thừa vitamin và chất khoáng hay không.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phụ nữ nên sử dụng vitamin như thế nào?
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh