Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chứng chán ăn khi mang thai

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với việc thèm ăn khi mang thai. Nhưng còn chán ăn thì sao?

Nhiều người nghĩ rằng, các mẹ bầu thường hay thèm ăn và có thể ăn hết tất cả mọi thứ. Nhưng thật bất ngờ, khi mang thai rất nhiều mẹ bầu bất ngờ quay sang chán ăn tất cả mọi thứ, kể cả những món đồ ăn yêu thích trước kia.

Vì sao lại xảy ra chuyện này và điều đó có nguy hiểm không?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được tại sao bạn lại không thể ăn được bất cứ thứ gì, kể cả những món đồ ăn yêu thích, và làm thế nào để bạn đối mặt với chứng chán ăn khi mang thai.

Nguyên nhân gây nên chứng chán ăn khi mang thai

Chứng chán ăn, cũng như chứng thèm ăn là những kết quả do việc thay đổi hormone khi mang thai. Hormone HCG là loại hormone khiến kết quả thử thai của bạn dương tính. Lượng hormone này sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi vài ngày, trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Lượng HCG sẽ đạt đỉnh và bắt đầu giảm xuống quanh khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ. Sự tăng lượng HCG trong 3 tháng đầu là nguyên nhân của các triệu chứng buồn nôn, thèm ăn và chán ăn. Nhưng hormone sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bạn trong suốt cả quá trình mang thai, ở người này là thèm ăn, người khác lại chán ăn.

Chứng chán ăn của bạn cũng có thể liên quan với tình trạng ốm nghén. Theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Appetite, buồn nôn và chán ăn sẽ thường bắt đầu cùng một thời điểm trong thai kỳ ở đa số các phụ nữ. Nguyên nhân cũng có thể là do cùng một loại hormone. Nhưng nguyên nhân cũng có thể là bạn bị ốm nghén và cảm giác sợ, ngại ngần với các loại thức ăn bạn vừa mới ăn vào.

Chứng chán ăn sẽ thay đổi như thế nào trong suốt thai kỳ?

Bạn sẽ bị chán ăn nhiều nhất thường là vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Nhưng, bạn vẫn có thể bị chán ăn trong bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Thậm chí, khi khẩu vị của bạn đã quay trở về bình thường, thì chứng chán ăn vẫn có thể sẽ xuất hiện trở lại một lúc nào đó trong 9 tháng 10 ngày.

Các loại thực phẩm thường gây chán ăn trong thai kỳ

Trong khi mang thai, bạn có thể sẽ phải trải qua chứng chán ăn hoặc thèm ăn với bất cứ loại thức ăn nào. Thậm chí, bạn có thể sẽ chán ăn một loại thực phẩm này vào giai đoạn đầu thai kỳ, nhưng lại rất thèm ăn loại thực phẩm đó vào giai đoạn sau.

Những loại thức ăn thường gây chán ăn là những loại thức ăn có mùi mạnh, ví dụ như:

  • Thịt
  • Trứng
  • Sữa
  • Hành
  • Tỏi
  • Trà và cà phê
  • Đồ ăn cay, nhiều gia vị

Một số phụ nữ mang thai cũng có thể sẽ thèm ăn những loại đồ ăn thuộc danh sách trên. Những loại thực phẩm bạn chán hoặc thèm trong khi mang thai sẽ không ảnh hưởng gì đến chế độ ăn trong thai kỳ của bạn cả. Vì có sự thay đổi hormone rất lớn trong thai kỳ, nên việc bạn thèm những loại đồ ăn bạn rất ghét trước đây, hoặc chán loại đồ ăn bạn đã từng rất thích là điều hết sức bình thường.

Đối phó với chứng chán ăn khi mang thai

Trong đa số các trường hợp, tốt nhất, bạn nên lắng nghe cơ thể bạn. Điều này có nghĩa là (với một lượng vừa phải), bạn hòan toàn có thể ăn loại thức ăn bạn thèm và tránh ăn loại thức ăn mà bạn chán. Nhưng nếu bạn lại chán ăn những loại thực phẩm cơ bản, quan trọng và cần thiết cho thai kỳ, thì bạn nên đảm bảo rằng bạn đã bổ sung các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm đó, từ những nguồn khác. Ví dụ, nếu bạn chán ăn thịt, hãy ăn nhiều loại đồ ăn giàu protein khác như các loại hạt hoặc đậu.

Bạn có thể tránh ăn loại đồ ăn bạn chán bằng việc thay đổi cách chế biến. Ví dụ, nếu món salad làm bạn cảm thấy buồn nôn, hãy thử cho thêm rau xanh vào món sinh tố trái cây, bạn sẽ không cảm thấy mình đang ăn salad nữa, nhưng lại vẫn có đủ lượng rau xanh mà cơ thể cần.

Giải pháp cho tình trạng buồn nôn và ốm nghén khi mang thai?

Ốm nghén là một vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tình trạng ốm nghén cũng có thể sẽ nặng hơn nếu bạn tiếp xúc với một số loại thực phẩm hoặc mùi lạ, do vậy, bạn nên tránh những tác nhân này. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm cay, dùng nhiều gia vị, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn bánh quy giòn nguyên chất để dạ dày không bị đói (ăn bánh quy giòn buổi sáng cũng có thể làm giảm tình trạng buồn nôn), uống trà gừng và thường xuyên bổ sung vitamin dành cho mang thai.

Bạn cần nhớ điều gì?

Cả thèm ăn và chán ăn đều rất bình thường trong thai kỳ, do vậy, bạn thường sẽ không cần phải quá lo lắng khi chán ăn một vài loại thực phẩm nào đó hoặc chán ăn trong một số khoảng thời gian nhất định.

Nhưng nếu bạn không thể ăn được đa số các loại thực phẩm, nhất là các thực phẩm cơ bản trong chế độ dinh dưỡng, hoặc chán ăn kéo dài liên tục, thì rất có thể tình trạng chán ăn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Khi đó, hãy trao đổi với bác sỹ để đảm bảo có đủ dinh dưỡng và các chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé và sức khỏe của bạn.

Chán ăn trong khi mang thai đôi khi thường đi kèm với chứng thèm ăn một số loại không phải thực phẩm, chẳng hạn như đá, bùn đất, phấn viết bảng... Tình trạng này được gọi là chứng dị thực, và có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nếu bạn đang trải qua vấn đề này, hãy trao đổi với bác sỹ để có cách khắc phục tốt nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cân nặng hợp lý trước, trong và sau thai kì

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm