Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dinh dưỡng phát triển trí não cho trẻ

Quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh thì quan trọng nhất là sự myelin hóa các tổ chức thần kinh và biến đổi ở vỏ não.

Nuôi dưỡng và phát triển trí não sớm cho trẻ nhỏ

Vai trò của dưỡng chất đến phát triển hệ thần kinh cho trẻ

PGS. TS Đỗ Thị Kim Liên, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khi mới ra đời não của trẻ sơ sinh cũng có đến 14 tỷ tế bào thần kinh như người lớn nhưng phải đến 8 tuổi các tế bào mới được biệt hóa hoàn toàn.

Trong những năm đầu của cuộc đời, hệ thần kinh của trẻ phát triển rất nhanh, trọng lượng não ở trẻ sơ sinh nặng khoảng 400g đến 1tuổi nặng 900-1000g, đến 8 tuổi não nặng 1200-1300g, khi trưởng thành là 1400g.

Trọng lượng não tăng đó là kết quả của quá trình myelin hóa. Quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh thì quan trọng nhất là sự myelin hóa các tổ chức thần kinh và biến đổi ở vỏ não.

Myelin hóa là quá trình chất béo bao bọc dần xung quanh dây thần kinh. Myelin hóa liên quan tới sự trưởng thành của hệ thần kinh. Sự myelin hóa được bắt đầu từ tháng thứ 4 của bào thai, tiếp tục sau khi ra đời và hoàn chỉnh khi trẻ 8 tuổi.

Quá trình myeline hóa mạnh nhất ở giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi và trọng lượng của não tăng nhanh ở giai đoạn này. Tế bào thần kinh sẽ không hoạt động nếu không được myelin hóa hoàn toàn. Chậm myelin hóa sẽ làm trẻ chậm phát triển tinh thần và vận động như chậm biết đi, chậm biết nói và giảm khả năng nhận thức.

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc myelin hóa tổ chức thần kinh. Trong những năm đầu đời, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thì hệ thần kinh phát triển tốt vì trong sữa mẹ chứa nhiều lipid, năng lượng do lipid cung cấp chiếm 50% tổng năng lượng của sữa.

Thành phần lipid của sữa mẹ gồm nhiều loại acid béo , trong đó có các acid béo no như a.palmitic, a.stearic, a. myristic, a.butyric... các acid béo không no như a.oleic, a.linoleic, a. arachidonic (ARA), a.linolenic, a.docosahexaenoic (DHA)...và đặc biệt có lipid ở dạng phức tạp khi kết hợp với phosphat tạo thành các phospholipids hay spingolipids như spingomyelin.

Spingomyelin là một dạng lipid phức tạp có ưu thế và chiếm đến 40% tổng số lượng phospholipids trong sữa mẹ. Spingomyelin là thành phần cơ bản cấu tạo nên lớp vỏ myelin bao bọc quanh dây thần kinh, đóng vai trò dẫn truyền xung động thần kinh, dẫn truyền các tín hiệu qua màng tế bào vào bên trong tế bào. Như vậy spingomyelin có vai trò rất quan trọng đối với sự myelin hóa dây thần kinh giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt.

Trong quá trình tổng hợp spingomyelin phải cần có choline. Choline là một chất dinh dưỡng có tác dụng gần giống vitamin và cần thiết cho chức năng hoạt động của tất cả các tế bào trong cơ thể.

Choline là tiền chất của acetylcholine - chất trung gian dẫn truyền xung động thần kinh và tham gia vào quá trình lưu trữ trí nhớ. Choline tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, khi thiếu choline thì lipid bị tích trữ nhiều tại gan.

Nhiều nghiên cứu cho thấy cần thiết phải bổ sung choline vào khẩu phần ăn cho phụ nữ khi mang thai để mẹ có đủ lượng choline cung cấp cho con qua máu của mình. Đồng thời để giúp trẻ tăng cường phát triển trí thông minh cũng cần bổ sung choline vào bữa ăn của trẻ qua thực phẩm.

Nuôi dưỡng não bộ cho trẻ càng sớm càng tốt

Trong cấu tạo não người có đến 60% khối lượng vật chất là chất béo, trong đó chủ yếu là omega (DHA, EPA, ALA); 40% còn lại là nước, protein, carbohydrate và muối. Do đó, ba mẹ cần cân đối bổ sung đủ các chất này, đặc biệt là giai đoạn đầu đời của bé, giúp hỗ trợ con phát triển trí tuệ tốt.

Nhiều ba mẹ đánh giá sai thời điểm phát triển trí thông minh cho con, dẫn tới việc bổ sung dưỡng chất cũng như đầu tư về trí tuệ cho con không đúng hướng. Điều này làm ảnh hưởng tới sự tập trung, khả năng phản xạ, tính toán và tư duy của con sau này.

Nhiều trường hợp, ba mẹ chỉ thực sự quan tâm tới phát triển trí não khi con bước vào giai đoạn đi học ở trường hoặc khi thấy con kém tập trung, học tập kém tiếp thu...

Trên thực tế, ngay từ khi trẻ sinh ra, các kết nối não bộ dần phát triển thông qua những trải nghiệm hàng ngày của trẻ. Nó được xây dựng thông qua sự tương tác tích cực của trẻ với ba mẹ và các sự vật, sự việc xoay quanh cuộc sống của bé.

Theo các chuyên gia, để phát triển trí não cho trẻ tốt, yếu tố về dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Trẻ cần được đảm bảo dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh. Trong đó, các thực phẩm giúp phát triển não chứa DHA, EPA và ALA cần được chú trọng bởi đây là các chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và hình thành chức năng não bộ. Đáng lưu ý, ALA chỉ có trong omega thực vật mà omega động vật không có.

Omega 3 đã được khoa học chứng minh tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Trong một báo cáo tổng quan trên 18 thử nghiệm lâm sàng của nhóm các chuyên gia từ Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan cho thấy chất béo omega 3 có vai trò quan trọng trong xây dựng "nhận thức - tư duy" của trẻ, tăng khả năng học hỏi, ghi nhớ và đánh giá, ngoài ra nó cũng liên quan đến sự phát triển thị giác.

Hàng ngày, ba mẹ nên trò chuyện, tương tác cùng con tạo sự kết nối và tăng tính phản xạ cho con. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần giao tiếp với con một cách chậm rãi, sử dụng cử chỉ, nét mặt phù hợp và có khoảng ngừng để bé có cơ hội được đáp lại. Từ đó, bé sẽ học hỏi được cách nói chuyện và tư duy giao tiếp.

Ngoài ra, gia đình cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh cho bé; tập cho bé cách vận động phù hợp để phát triển cả thể chất và trí tuệ. Ba mẹ cũng cần lưu ý, không quá khắt khe với con, mà phải thiết lập chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp với khả năng của trẻ.

Vai trò cần thiết của spingomyelin, choline đối với quá trình myelin hóa thần kinh - một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh, phát triển trí tuệ trẻ em đã được chứng minh rõ ràng.

Vì vậy hiện nay trong nhiều thực phẩm dành cho bà mẹ khi mang thai và trẻ nhỏ đã được tăng cường spingomyelin, choline - là những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ em.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 thực phẩm giàu phốt pho có lợi cho xương và thải độc cơ thể.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm