Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điểm khác nhau giữa các xét nghiệm COVID-19

Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm để phát hiện COVID-19. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn không rõ các xét nghiệm này có điểm gì khác nhau, và chúng thực hiện với các mục đích nào, trong trường hợp nào và cách thức như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm chẩn đoán là phương pháp xác định một người nào đó tại thời điểm hiện tại có nhiễm COVID-19 hay không (nghĩa là hiện tại họ đang có bệnh hay không). Một số cách gọi của xét nghiệm này như:

1. RT-PCR (Real-Time Polymerase Chain Reaction).

Đây là kỹ thuật sử dụng phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược, dùng để tìm kiếm sự hiện diện của virus Sars-CoV-2 bằng cách phát hiện vật liệu di truyền (RNA). Các mẫu bệnh phẩm của xét nghiệm này bao gồm:

+ Dịch ngoáy mũi

+ Dịch ngoáy họng

+ Dịch nước bọt

Khi mẫu bệnh phẩm có chứa virus, RNA của virus sẽ được tổng hợp và chuyển đổi thành DNA và tạo ra nhiều bản sao. Các bản sao này sẽ bị phát hiện bởi các máy xét nghiệm sinh học phân tử. Để cải thiện độ chính xác, nhiều xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện nhiều DNA virus thay chỉ vì 1 gen nhất định.

Xét nghiệm RT-PCR có kết quả khá nhanh, thường là 15-45 phút. Được coi là tiêu chuẩn “VÀNG” trong chẩn đoán COVID-19, các đánh giá cho thấy xét nghiệm RT-PCR đạt chính xác tới 95,1%. Nếu một người được xác định dương tính với COVID-19 qua phương pháp xét nghiệm này, thường sẽ không cần phải tiến hành làm thêm các lần khác để xác định.

Một điểm lưu ý là RT-PCR cũng có khả năng gây âm tính giả. Âm tính giả là khi người bệnh có nhiễm virus, xong xét nghiệm chưa phát hiện ra. Điều này có thể do một số yếu tố bao gồm:

  • Sai sót trong lấy mẫu
  • Sai sót trong vận chuyển và xử lý mẫu
  • Sai sót do xét nghiệm quá sớm. Có thể mất đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm trước khi vật chất di truyền của virus bị phát hiện, và tình trạng âm tính giả có thể gặp phải trong giai đoạn này.
  • Kiểm tra quá muộn. Vật chất di truyền của virus trong đường hô hấp trên có thể bắt đầu suy giảm sau tuần đầu tiên. Do vậy, xét nghiệm muộn cũng có thể gây âm tính giả.
 

2. Xét nghiệm kháng nguyên

Xét nghiệm kháng nguyên cũng là một xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, dựa trên phương pháp phát hiện cấu trúc của một số protein nhất định được gọi là kháng nguyên virus hiện diện trên bề mặt của virus. Mẫu được lấy từ dịch ngoáy mũi. Xét nghiệm này cũng được gọi là test nhanh COVID-19.

Về bản chất, trong mẫu test sẽ có kháng thể, và khi xuất hiện kháng nguyên trong mẫu dịch thì kháng nguyên và kháng thể sẽ liên kết với nhau tạo ra kết quả dương tính. Xét nghiệm này thường cho kết quả nhanh hơn so với xét nghiệm RT-PCR, và thường trong khoảng từ 15-30 phút. Tuy nhiên, độ chính xác của test kháng nguyên cũng thấp hơn một chút, ở mức 72% đối với những người có triệu chứng và 58% trên những người không có triệu chứng.

Tương tự như test RT-PCR, test kháng nguyên cũng có khả năng gây ra tình trạng âm tính giả. Nhìn chung, test kháng nguyên phù hợp với vai trò là test nhanh. Nếu cần test chính xác, test RT-PCR vẫn là tiêu chuẩn vàng.

Xét nghiệm đánh giá

Xét nghiệm kháng thể

Xét nghiệm kháng thể là xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu của virus mới trong máu. Kháng thể là các protein mà hệ thống miễn dịch tạo ra sau quá trình nhiễm bệnh để chống lại tình trạng nhiễm bệnh ở lần tiếp theo.

Thông thường, kháng thể cần 1 đến 3 tuần để sản xuất. Bởi điều này, xét nghiệm kháng thể không giống như 2 xét nghiệm chẩn đoán trên, khi không được dùng để chẩn đoán nhiễm bệnh. Xét nghiệm này sẽ lấy máu từ đầu ngón tay hay tĩnh mạch của người được xét nghiệm tiến hành.

Một số ưu điểm của phương pháp này bao gồm: tiến hành nhanh chóng, đơn giản, chi phí rẻ và có thể áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhược điểm là tính chính xác không cao và có thể nhầm lẫn với các virus gây cảm lạnh hay cảm cúm khác. Theo các đánh giá, tính chính xác của phương pháp này tăng lên theo thời gian, cụ thể:

  • 30% độ chính xác sau 1 tuần xuất hiện các triệu chứng
  • 70% độ chính xác sau 2 tuần xuất hiện các triệu chứng
  • Trên 90% độ chính xác sau 3 tuần xuất hiện các triệu chứng

Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các kháng thể sẽ tồn tại trong cơ thể ít nhất 5-7 tháng sau khi phục hồi nhiễm COVID-19. Do vậy, xét nghiệm này thường để đánh giá một cá nhân có từng mắc bệnh trong quá khứ hay không.

Tóm lại

Có một số phương pháp test COVID-19 hiện nay, và chúng có những ưu – nhược điểm nhất định trong việc đánh giá. Các phương pháp được sử dụng trong những trường hợp nhất định sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xét nghiệm và sàng lọc, cũng như đánh giá tình trạng bệnh nhân khỏi bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tại sao tiêm vaccine COVID-19 mũi thứ 2 rất quan trọng?

Bs. Lê Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm