Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị ứng vừng liệu có nguy hiểm?

Vừng là một thực phẩm rất phổ biến, thường được dùng như một chất tạo hương vị tự nhiên hoặc gia vị. Tuy nhiên nó cũng gây nên nguy cơ dị ứng đối với người dùng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong

Vừng là một loại hạt đã được sử dụng rộng rãi từ hàng nghìn năm nay bởi nhiều thói quen ăn uống xa xưa. Có ba dạng vừng: vừng trắng, đen và nâu. Trong các nền văn hóa ẩm thực, vừng được sử dụng với rất nhiều mục đích, chẳng hạn như trang trí thức ăn của người phương Tây. Dầu vừng được chiết xuất từ hạt và được sử dụng trong các công thức nấu ăn, dược phẩm cũng như mỹ phẩm.

Thế nào là dị ứng vừng?

Liệu có ai biết được vừng – một thành phần cốt lõi trong nhiều loại thực phẩm Trung Đông lại có thể gây nguy hiểm đến vậy?

Dị ứng vừng có thể không được biết đến nhiều như lạc. Tuy nhiên các phản ứng lại có thể nghiêm trọng tương tự nhau. Phản ứng dị ứng của vừng/dầu mè có thể gây sốc phản vệ.

Phản ứng phản vệ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể giải phóng một lượng cao các hóa chất mạnh nhất định. Những hóa chất này có thể gây sốc phản vệKhi bạn bị sốc, huyết áp sẽ giảm và đường thở bị co lại, gây khó thở, thaamk chí gây tử vong nhanh chóng.

Dấu hiệu dị ứng vừng

Dị ứng với vừng không thực sự là một vấn đề mới. Mặc dù đã được mô tả lần đầu tiên từ năm 1950, nhưng ngày nay vấn đề này đang ngày một gia tăng. Nếu bạn bị dị ứng với vừng, hãy nhớ rằng mình không hề đơn độc.

Một nghiên cứu ở Úc cho thấy, dị ứng vừng đang là loại dị ứng thực phẩm phổ biến thứ 4 ở trẻ em, đứng sau trứng, sữa và lạc. Một kết quả khác cho thấy dị ứng vừng ở trẻ em Israel còn phổ biến hơn dị ứng lạc, chỉ đứng sau trứng và sữa.

Dị ứng vừng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, với các triệu chứng bao gồm:

  • Khó thở
  • Ho dai dẳng
  • Nhịp tim thấp
  • Nôn, buồn nôn
  • Ngứa bên trong miệng
  • Đau bụng
  • Đỏ bừng mặt
  • Ngoài những dấu hiệu trên, thậm chí  bạn còn có thể gặp phải sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chẩn đoán dị ứng vừng

Nếu bạn có phản ứng và nghi ngờ bản thân bị dị ứng thực phẩm, hãy ghi lại những gì bạn đã tiêu thụ ngay trước khi có phản ứng xảy ra. Điều này có thể giúp bác sĩ thu hẹp được các nguyên nhân có thể gây ra phản ứng và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Một test kiểm tra về thực phẩm sẽ được đưa ra để tìm ra nguyên nhân dị ứng. Trong quá trình kiểm tra, đầu tiên người bệnh sẽ được cho ăn một lượng nhỏ những thực phẩm nằm trong diện nghi ngờ sau đó tăng dần để đến khi có những phản ứng giúp bác sĩ có thể chẩn đoán.

Điều trị

Đối với các trường hợp có phản ứng nghiêm trọng, một liều tiêm epinephrine (adrenalin) có thể cần thiết. Epinephrine thường có tác dụng đảo ngược lại quá trình phản ứng phản vệ của cơ thể. Nếu bạn bị dị ứng vừng, có thể cần mang theo dụng dụ tiêm tự động có chứa epinephrine để khi cần có thể thực hiện tiêm vào cánh tay hoặc chân trong những giai đoạn bắt đầu phản ứng. Phương pháp này hoàn toàn có thể cứu sống bạn khi cần thiết.

Nhận biết các rủi ro khác

Nếu bạn bị dị ứng với vừng, bạn cũng có thể dị ứng với một số loại hạt khác do các chất gây dị ứng vừng có cấu trúc sinh hóa tương tự như các chất gây dị ứng trong các loại đậu. Điều này gọi là phản ứng chéo-hệ miễn dịch sẽ xử lý giống nhau khi có hai chất gần giống nhau xâm nhập vào cơ thể. Do đó, bạn có thể dị ứng hoặc nhạy cảm với một số loại hạt như hạt phỉ, lúa mạch đen, óc chó, hạnh nhân. Bạn nên tránh các thực phẩm trên trong trường hợp mình bị dị ứng với vừng. Nếu được có thể thực hiện các test kiểm tra dị ứng với những đồ ăn liên quan này.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại bài viết: Phòng chống sốc phản vệ do dị ứng thực phẩm

Ths.Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline, Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm