Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tất cả những điều cần biết về dị ứng steroid

Corticosteroid là những thuốc được sử dụng để điều trị những tình trạng viêm khác nhau, bao gồm dị ứng và bệnh tự miễn. Những thuốc này có sẵn dưới một số công thức khác nhau - bao gồm loại bôi ngoài da, loại uống, hít hoặc tiêm - với loại hydrocortisone bôi ngoài da là loại được bán không theo đơn ở dạng nhẹ.

Corticosteroid thường được dùng để điều trị dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da, viêm da dị ứng, mề đay và phù mạch, quá mẫn và phản ứng với thức ăn, thuốc và côn trùng đốt. Những thuốc này cũng đươc sử dụng để điều trị nhiều tình trạng tự miễn, bao gồm lupus ban đỏ toàn thân và viêm khớp dạng thấp.

Nghe có vẻ lạ nhưng phản ứng dị ứng với corticosteroid thường xuyên xảy ra, đặc biệt từ khi thuốc này được sử dụng để điều trị dị ứng. Mặc dù đáp ứng dị ứng nặng với corticosteroid thường hiếm gặp, nhưng trên thực tế, tình trạng này vẫn xảy ra.

Hầu hết phản ứng dị ứng với corticosteroid thường ít nghiêm trọng tuy nhiên hậu quả từ công thức điển hình xảy ra ở 6% những người sử dụng. Phản ứng dị ứng với thuốc uống hoặc tiêm thường hiếm hơn, xảy ra ở 1% số người sử dụng. Nguyên nhân của phản ứng dị ứng với corticosteroid có thể do kháng thể IgE hoặc do hậu quả của quá mẫn muộn do tế bào T.

Phản ứng dị ứng với corticosteroid bôi ngoài da

Corticosteroid bôi ngoài da thường được sử dụng để điều trị các dị ứng da, bao gồm viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc (bao gồm độc cây sồi, cây thường xuân, cây sơn), cũng như điều trị đáp ứng khu trú do côn trùng đốt, cắn.

Corticosteroid được sử dụng ở dạng thuốc hít để kiểm soát cơn hen và là loại thuốc dùng trong mũi để điều trị viêm mũi dị ứng cũng được xem như là corticosteroid bôi ngoài da.

Phản ứng dị ứng với corticosteroid bôi ngoài da thường khó nhận biết, do những ban đỏ dưới da có thể không được cho là do corticosteroid, mà do những bệnh về da khác.

Tương tự corticosteroid dạng xịt hoặc dùng trong mũi có thể gây khó chịu trong mũi hoặc phổi được cho là do viêm mũi dị ứng hoặc hen. Loại thuốc này có thể gây phát ban trên mặt hoặc cơ thể do phản ứng dị ứng

Chẩn đoán phản ứng dị ứng với corticosteroid ngoài da bao gồm việc sử dụng xét nghiệm miếng dính, có thể xét nghiệm dị ứng với corticosteroid thường dùng như hydrocortisone, budesonide và tixocortol, cũng như cung cấp sự lựa chọn với những người không bị dị ứng, tuy nhiên do tác dụng chống viêm của corticosteroid có thể làm giảm phản ứng.

Dị ứng với corticosteroid hệ thống

Corticosteroid nói chung được dùng đường uống và tiêm, và trong khi phản ứng dị ứng thường hiếm, chúng có thể gây nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Phản ứng dị ứng với corticosteroid hệ thống có thể xảy ra ngay lập tức hoặc không.

Phản ứng ngay lập tức thường xảy ra trong 30-60 phút sau khi dùng thuốc và triệu chứng có thể bao gồm mề đay, phù mạch, hen và quá mẫn. Phản ứng ngay lập tức thường do IgE chống lại chính corticosteroid, hoặc những chất tá dược có trong thuốc. Chẩn đoán dị ứng với corticosteroid hệ thống bao gồm sử dụng xét nghiệm da (RAST), mặc dù xét nghiệm âm tính nên được theo dõi bằng thuốc do nó có thể không chính xác.

Đáp ứng không ngay lập tức thường nhẹ, không đe dọa tính mạng và có thể xảy ra sau 24-48 giờ khi thuốc được phân phối. Triệu chứng có thể là nổi mề đay hoặc ban da. Xét nghiệm da hoặc xét nghiệm miếng dán có thể được thực hiện để chuẩn đoán, mặc dù việc thực hiện các xét nghiệm này có thể hoãn lại 1-2 ngày để có đáp ứng tự nhiên.

Do có nhiều đáp ứng giống nhau trong khi xét nghiệm dị ứng với corticosteroid dạng dùng ngoài da và dạng hệ thống, chính vì thế xét nghiệm nên được thực hiện với những loại corticosteroid khác để tìm ra loại corticosteroid mà một người có thể dung nạp được.

Tham khảo thêm thông tin về Dị ứng tại bài viết Người bị dị ứng nên mang theo những gì?

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
Xem thêm