Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm?

Đau bụng dưới là hiện tượng mà bất cứ bà bầu nào cũng phải trải qua trong quá trình mang thai. Đâu là nguyên nhân gây đau bụng dưới ở phụ nữ mang thai và tình trạng này có nguy hiểm không?

5 nguyên nhân phổ biến

Đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn là hai dải mô liên kết ở hai bên tử cung. Chúng chịu trách nhiệm kết nối tử cung với khu vực háng và mu. Khi tử cung phát triển trong thai kỳ, dây chằng tròn sẽ giãn ra một mức độ nhất định để thích nghi với sự lớn dần của thai nhi. Điều này có thể dẫn đến đau vùng bụng dưới. Đau dây chằng tròn thường là tạm thời và phần lớn các cơn đau sẽ tự biến mất.

Chướng bụng, đầy hơi

Đầy hơi có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, gần cuối thai kỳ, tử cung mở rộng gây thêm áp lực lên các cơ quan của bạn, làm chậm quá trình tiêu hóa và làm tăng tình trạng đầy hơi, từ đó dẫn đến đau bụng dưới.

Táo bón

Táo bón là tình trạng phổ biến xảy ra trong quá trình mang thai và là một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới. Nếu bạn đang bị táo bón, hãy uống nhiều nước hơn, ăn bổ sung trái cây và rau xanh, tăng lượng chất xơ trong các bữa ăn và tập thể dục.

Chuyển dạ giả

Chuyển dạ giả hay còn gọi là cơn co thắt Braxton Hicks, thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Các cơn co thắt được cảm nhận như một cơn đau bụng kinh nguyệt, đau thắt ở vùng bụng và xương chậu. Nếu bạn đang trải qua cơn chuyển dạ giả, hãy thử uống nhiều nước hơn và thay đổi vị trí, đứng dậy, đi dạo…

Sự phát triển của thai nhi

Những chiếc đai đỡ bụng có thể giúp ích rất nhiều cho bà bầu

Khi thai nhi phát triển nhanh hơn trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, bạn có thể thấy đau nhiều hơn ở vùng bụng dưới và bàng quang, da căng ra và chịu nhiều áp lực hơn. Hãy sử dụng đai nâng bụng hoặc gối đỡ bụng dành cho bà bầu để giảm bớt sự khó chịu mà những cơn đau mang lại.

Và 6 nguyên nhân nghiêm trọng

Mặc dù đau bụng dưới trong thai kỳ thường rất phổ biến do những nguyên nhân đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan bởi cơn đau có thể báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng, bao gồm:

Bệnh hoặc nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay những bệnh như sỏi thận, sỏi mật, viêm ruột thừa… cũng có thể là yếu tố gây đau bụng dưới. Những vấn đề này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mang thai và nguyên nhân có thể do di truyền hoặc thói quen sinh hoạt.

Sảy thai

Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỷ lệ sảy thai chiếm khoảng từ 10 – 15% tổng số thai kỳ và 80% các ca sảy thai xảy ra trước khi thai phát triển được 12 tuần. Đau bụng dưới có thể là một trong số những dấu hiệu của sảy thai. Ngoài ra, một số những triệu chứng khác có thể kể đến như chảy máu âm đạo, đau lưng, dịch nhờn vùng âm đạo

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Những dấu hiệu của thai ngoài tử cung bao gồm: đau bụng, vai, cổ, áp lực vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường. Tuy nhiên, đau bụng dưới do thai ngoài tử cung thường xuất hiện trong những tuần đầu của thai kỳ.

Sinh non

Trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe

Sinh non là tình trạng sinh khi chưa đủ 37 tuần của thai kỳ. Điều này có thể do cổ tử cung suy yếu, vỡ ối sớm hoặc do một số bệnh lý như tăng huyết áp, chảy máu khi mang thai... Trẻ sinh non sẽ đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hay thậm chí là tử vong. Vì thế, người mẹ cần theo dõi sức khỏe chặt chẽ và cần đi đến bệnh viện ngay nếu gặp những dấu hiệu như đau lưng dưới âm ỉ, tăng tiết dịch âm đạo, co thắt tử cung liên tục, tăng áp lực vùng chậu hoặc bụng dưới.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân, thường xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) đặc trưng bởi tình trạng tăng huyết áp. Bạn có thể dễ bị tiền sản giật nếu bạn có tiền sử tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, béo phì hoặc trên 35 tuổi.

Bong nhau non

Là tình trạng nhau bị bong ra khỏi thành tử cung trước khi sinh, tước nguồn cung oxy và dinh dưỡng của bé. Tín hiệu chính cho thấy bạn đang gặp vấn đề này là chảy máu âm đạo. Ngoài ra, các dấu hiệu khác có thể kể đến bao gồm: khó chịu, đau bụng và đau lưng đột ngột. 

Tham khảo thông tin tại bài viết: Những nguyên nhân gây đau buồng trứng khi mang thai

Nguyễn Kiên H+ (Theo Healthline) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm