Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào chữa khỏi viêm loét miệng nhanh chóng?

Không có cách chữa trị những vết phồng rộp do loét miệng, nhưng có một số điều bạn có thể làm để làm cho chúng biến mất một cách nhanh chóng hơn.

Làm thế nào chữa khỏi viêm loét miệng nhanh chóng?

Nếu bạn có cảm giác ngứa râm ran, rát bỏng ở môi có nghĩa là môi bạn sắp nổi mụn nước.

Loét miệng thường được gây ra bởi virus herpes simplex typ 1, một chủng liên quan chặt chẽ đến các virus typ 2 gây ra những mụn nước lây lan qua đường tình dục. Trong khi vết loét trên môi chủ yếu lây lan qua tiếp xúc thông thường da với da, tình dục bằng miệng cũng có thể lây lan bệnh herpes sinh dục vào vùng miệng. Một khi bạn bị những vết loét miệng, virus sẽ nằm chờ trong các tế bào thần kinh của bạn cho đến khi có cơ hội phát triển như khi bạn bị căng thẳng, bị ốm hoặc bị khô da. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh một đợt bùng phát là để giảm sự tiếp xúc của bạn với nguồn bệnh.

Những vết lở loét dễ lây lan, gây khó chịu và có thể rất khó coi. Tuy nhiên chúng thường sẽ tự biến mất trong khoảng hai tuần và để lại chút màu đỏ, rỉ nước, và sau đó đóng vảy.

Nhưng đừng lo lắng, hãy thử những lời khuyên dưới đây để đánh bay viêm loét miệng.

1. Phát hiện sớm

Viêm loét miệng không phải là một tình trạng bạn chờ đợi và rồi thấy chúng xuất hiện: Xác định chúng sớm là cách tốt nhất để kìm hãm khi chúng đến.

"Bạn thực sự có thể giữ cho chúng khỏi vỡ ra, hoặc có thể giữ cho chúng không xấu đi," Bruce Robinson, bác sĩ da liễu tư nhân ở thành phố New York và giảng viên lâm sàng khoa da liễu tại Bệnh viện Lenox Hill nói.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh bao gồm các triệu chứng như ngứa, viêm, hoặc đau nhức tại nơi mà các vết loét sau đó sẽ nổ ra. Nếu bạn cảm thấy bất cứ điều gì bất thường như trên liên hê với bác sĩ và có thể bắt đầu điều trị.

 

2. Hãy thử thuốc kháng virus

Các loại thuốc bôi ngoài da không cần kê đơn không thực sự có hiệu quả như các thuốc kháng virus được kê đơn. Chúng có thể giảm ngứa và rát, nhưng không phải là lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn cơn đau biến mất nhanh chóng.

Cách tốt nhất để điều trị vết thương, đặc biệt là nếu chúng nghiêm trọng, là bắt đầu điều trị sớm trong đó giai đoạn báo trước, với một loại thuốc kháng virus được kê đơn dạng uống như valacyclovir (mà bạn có thể biết như Valtrex), Lorraine.

3. Kem bôi Steroid

Nếu bác sĩ đưa bạn thuốc kháng virus đường uống, bạn có thể được dùng thêm một loại kem steroid tại chỗ trong quá trình điều trị. Những loại thuốc dạng kem này có thể giúp giảm viêm kết hợp với giảm loét, có thể làm những chỗ đau, đỏ, rát dễ chịu hơn

Lưu ý quan trọng: các loại kem steroid chỉ là lựa chọn không bắt buộc nếu bạn đang dùng các thuốc kháng virus. Đó là bởi vì steroid làm giảm khả năng của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, nếu bạn đang dùng các loại thuốc kem này mà không dùng thuốc kháng virus, có thể bạn sẽ bị nhiễm trùng nặng hơn. Nhưng nếu bạn đang dùng thuốc kháng virus, thì dùng thêm thuốc kem sẽ làm giảm các triệu chứng của bạn

4. Sử dụng các loại thuốc không kê đơn

Điều trị viêm loét miệng hiệu quả nhất nếu bạn diệt được các virus trước khi các mụn nước thực sự xuất hiện. Nhưng nếu bạn đã chờ đợi quá lâu, vẫn còn một số điều bạn có thể làm để làm cho nó tốt hơn.

Bạn có thể thử một giải pháp Domeboro (Dung dịch nhôm acetate). Mua theo viên hay gói bột tại các nhà thuốc và hòa tan trong khoảng 350 đến 450ml nước. Bạn sẽ nhận thấy một chút nhầy nhớp ở đáy cốc là đạt yêu cầu.

Sau đó, nhúng một miếng vải mỏng như một chiếc khăn tay trong cốc, vắt nó ra và để nó trên khu vực phồng rộp trong khoảng 15-30 phút. Làm điều này 2-3 lần một ngày cho đến khi các vết loét khô, pha một dung dịch mới cho mỗi lần sử dụng.

Liệu pháp này có thể hút ẩm và nước ra khỏi mụn phồng. Một người sử dụng biện pháp này thì mụn nước có thể đóng vảy trong 3 ngày, so với khi không sử dụng, có thể sẽ mất khoảng 10 ngày.

Sau đó, khi nó đã khô, dừng ngâm nước và giữ cho khu vực ẩm ướt bằng thuốc mỡ kháng sinh bôi như Neosporin. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ cấp và hỗ trợ cho quá trình chữa bệnh.

5. Không nặn hay cậy mụn

Những mụn nước đau đỏ được bao bọc với chất lỏng làm cho việc cậy chúng không thể cưỡng lại đối với một số người. Một lời khuyên: Giữ bàn tay của bạn khỏi chúng.Việc cậy hay nặn mụn nước có thể sẽ gây tình trạng bội nhiễm

Một tin xấu là, nếu vết loét của bạn có nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn thì các chúng sẽ tồn tại lâu hơn và có thể dẫn đến sẹo. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy các vết loét của bạn phục hồi chậm, thì rất có thể lý do không phải là bởi virus gây loét miệng chưa được tiêu diệt hết mà là do bạn bị nhiễm vi khuẩn gây loét miệng

Nếu vết loét của bạn tiếp tục tồn tại 1-2 tuần, chúng trở nên đỏ hơn hoặc bị viêm hoặc bạn nhận thấy có mủ, bạn có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Gặp bác sĩ của bạn để được kê đơn một loại kháng sinh bôi hoặc uống.

6. Dự phòng

Những virus gây loét miệng thường tồn tại trong trạng thái bất hoạt ở các tế bào, chúng sẽ có nhiều khả năng xuất hiện khi bạn đang căng thẳng, bệnh tật, hoặc nếu da bạn khô. Ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố quan trọng mà có thể tạo ra một ổ dịch. Nếu bạn cần ra ngoài? Bất cứ khi nào bạn đang đi ngoài nắng, bôi kem chống nắng có SPF ít nhất là 30. Và đừng quên dưỡng môi với kem chống nắng và chống nứt nẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại  bài viết: Cách điều trị viêm loét miệng tại nhà cực đơn giản

CTV Hà My - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Men's health
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm