Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có nên cho muối vào bột ăn dặm của trẻ không?

Nhiều cha mẹ lúng túng trước những thay đổi về chế độ ăn dặm của con, lựa chọn thực phẩm, cách chế biến sao cho phù hợp, đặc biệt có nên cho muối vào bột ăn dặm của trẻ không?

1. Thời điểm nên cho trẻ ăn dặm

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ nhỏ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau thời gian này, trẻ cần được cho ăn bổ sung (ăn dặm) hợp lý để đáp ứng với nhu cầu phát triển của trẻ. Đồng thời tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất cho đến khi trẻ được 18-24 tháng.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, nguồn sữa mẹ lúc này không còn cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ, hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện nên có thể tiêu hóa được những loại thức ăn đậm đặc hơn sữa mẹ.

Thực đơn ăn dặm của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm:

Có nên cho muối vào bột ăn dặm của trẻ không? - Ảnh 2.

Thực đơn ăn dặm của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm chất.

- Tinh bột: Chủ yếu là gạo tẻ, gạo tám mới.

- Chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, cua, tôm… Khi mới bắt đầu tập ăn dặm nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giàu đạm, béo, dễ tiêu. Từ tháng thứ 7 có thể cho ăn thịt bò, cá, tôm, cua… Tháng thứ 8 trở đi trẻ cần ăn đa dạng hơn.

- Chất béo: Trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn...), với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1. Nên cho ăn đa dạng các loại dầu thực vật (đậu nành, mè, ôliu...). Riêng dầu gấc chỉ nên cho ăn 1- 2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa caroten.

- Vitamin và khoáng chất: Các loại rau và trái cây như: cà rốt, củ cải, bí đỏ, rau ngót, rau dền, chuối, cam, táo, đu đủ…

2. Có nên cho muối vào bột ăn dặm của trẻ không?

Theo ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên, thành viên Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam, tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp cho trẻ là khác nhau.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nhu cầu muối cho trẻ nhỏ được quy định như sau:

  • Nhóm 0-5 tháng tuổi: 0,3g muối/ngày (hoặc 100mg natri/ngày)

  • Nhóm 6-11 tháng tuổi: 1,5g muối/ngày (hoặc 600mg natri/ngày)

  • Nhóm 1-2 tuổi: 2,3g muối/ngày (hoặc dưới 900 mg natri/ngày)

Tuy nhiên lượng muối ở trong các thực phẩm tự nhiên như gạo, ngô, thịt… đã có hàm lượng natri nhất định đủ cho nhu cầu của trẻ. Ví dụ như sữa có khoảng 240mg natri/l hoặc 75mg natri cho một bát bột trẻ em. Vì vậy, đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì bố mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thực phẩm thông thường mà không nên nêm muối để tránh dẫn tới thừa natri.

Có nên cho muối vào bột ăn dặm của trẻ không? - Ảnh 3.

Trong thực phẩm tự nhiên đã chứa một lượng muối nhất định.

3. Một số thực đơn cho trẻ trong giai đoạn mới tập ăn dặm

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô, từ một loại đến nhiều loại.

Khi mới tập ăn cần nấu bột lỏng, từ tháng thứ 9 bé có thể tập cho trẻ ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc.

Dưới đây là một số thực đơn cho trẻ mới tập ăn dặm từ 6-8 tháng tuổi theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cha mẹ có thể tham khảo để chế biến bột ăn dặm phù hợp cho trẻ:

3.1. Bột đậu xanh + bí đỏ

- Bột gạo tẻ: 15g (tương đương 3 thìa cà phê)

- Bột đậu xanh: 10g (tương đương 2 thìa cà phê)

- Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát

- Mỡ ăn (dầu ăn): 1 thìa cà phê

- Nước: 1 bát con

3.2. Bột tôm

- Bột gạo tẻ: 20g (tương đương 4 thìa cà phê)

- Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 15g (tương đương 3 thìa cà phê)

- Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa

- Mỡ (dầu ăn): 1 thìa

- Nước 1 bát con

Có nên cho muối vào bột ăn dặm của trẻ không? - Ảnh 4.

Bột tôm rau xanh.

3.3. Bột trứng

- Bột gạo tẻ: 20g (tương đương 4 thìa cà phê)

- Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút (tương đương với 10g)

- Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê

- Nước: 1 bát con

3.4. Bột thịt

- Bột gạo tẻ: 20g (tương đương 4 thìa cà phê)

- Thịt nạc: 10g (tương đương 2 thìa cà phê)

- Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê

- Nước: 1 bát con

3.5. Bột cá

- Bột gạo tẻ: 20g (tương đương 4 thìa cà phê)

- Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10g (tương đương 2 thìa cà phê)

- Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê

- Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê

- Nước: 1 bát con

3.6. Bột gan (gan gà, gan lợn)

- Bột gạo tẻ: 20g (tương đương 4 thìa cà phê)

- Gan (gà, lợn) băm hoặc nghiền nát: 10g (tương đương 2 thìa cà phê)

- Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê

- Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê

- Nước: 1 bát con

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hướng dẫn ăn dặm đúng cách cho trẻ để tốt cho hệ tiêu hóa.

Theo sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm