Nếu bạn đang bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, một căn bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch do nhầm lẫn tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh, bạn cần biết rằng không có một chế độ cụ thể nào như “chế độ ăn Lupus”.
Nhưng điều đó không có nghĩa là một chế độ ăn lành mạnh không quan trọng trong việc quản lí bệnh Lupus. Bạn cần ăn uống cân bằng và tốt cho tim mạch, với các thực phẩm giàu dinh dưỡng và giảm thiểu quá trình viêm. Việc này không rắc rối nhưng có một vài điều cơ bản mà bạn cần thực hiện theo.
Thể trạng từng người là khác nhau. Phụ thuộc vào từng loại Lupus bạn mắc phải và loại thuốc bạn uống, những khuyến cáo được đưa ra thay đổi theo từng cá nhân. Đó là lí do tại sao việc thảo luận về vấn đề dinh dưỡng với bác sĩ hoặc một chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện một chế độ ăn mới là rất quan trọng.
Các thực phẩm cần có trong chế độ ăn của bệnh nhân Lupus.
Không có chế độ ăn cụ thể nào cho bệnh lupus, nhưng chế độ ăn Địa Trung Hải được cho là phù hợp nhất. Bạn cần ăn một chế độ ăn ít béo và đường, nhiều rau xanh và trái cây. Bạn nên sử dụng nguồn protein từ cá, ăn nhiều đậu và các loại rau thuộc họ đậu bởi vì chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin B và sắt.
Một chế độ ăn giàu rau củ giúp người bệnh đầy năng lượng và khỏe mạnh. Nên ăn nhiều rau xanh và các loại rau củ nhiều màu sắc khác, ăn nhiều ngũ cốc nguyên cán và giới hạn tiêu thụ thịt và các thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra hãy cố gắng uống nước ép củ cải tươi càng thường xuyên càng tốt. Đó là một cách tốt để bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể.
Sử dụng nguồn protein từ cá rất tốt – đặc biệt là cá hồi, cá ngừ và cá thu. Chúng giàu các acid béo omega-3, giúp chống viêm. Omega-3 còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ mắc lupus bởi vì họ có nguy cơ mắc bệnh tim tăng ít nhất gấp 2 lần so với những phụ nữ không mắc lupus. Lupus là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh tim mạch, vì vậy bạn nên duy trì một chế độ ăn tốt cho tim để giúp chống viêm và duy trì một cân nặng khỏe mạnh.
Các thực phẩm cần loại bỏ khỏi chế độ ăn của bệnh nhân lupus.
Với hầu hết bệnh nhân lupus, có hai điều lớn cần tránh là thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm chế biến sẵn. Nếu bạn có các vấn đề như bệnh thận, phù hay huyết áp cao, bạn có thể cũng cần nói chuyện với bác sĩ về việc hạn chế lượng muối ăn vào.
Các loại rau củ như cà chua, khoai tây, ớt và cà tím được cho là không tốt cho bệnh nhân mắc lupus bởi vì chúng được cho rằng gây ra tình trạng viêm.
Bạn có thể nhận được nhiều lợi ích với việc loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm này ra khỏi menu:
Thực phẩm chế biến sẵn: Các thực phẩm chế biến sẵn có lượng chất béo, đường và muối cao. Các thực phẩm đã tinh chế cũng nằm trong danh sách này – thường là bánh mì, mì ống, gạo trắng. Bằng cách thay thế các thực phẩm đã chế biến, thực phẩm đóng gói và ăn các bữa ăn với các thực phẩm tươi sống, chế độ ăn của bạn sẽ ngon hơn và khỏe mạnh hơn.
Mầm giá và tỏi: Cả hai loại thực phẩm này chứa các thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn, nhưng đây là điều mà bạn không muốn khi bạn mắc bệnh Lupus. Bạn cũng nên nói với bác sĩ trước khi sủ dụng bất cứ chế độ ăn uống hoặc thảo dược bổ sung nào.
Quá nhiều rượu bia: Một chút rượu vang đỏ là một nguồn chống oxi hóa tốt, mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Nhưng đồ uống có cồn nặng, có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và bệnh tim của bạn. Giới hạn an toàn cho đồ uống có cồn là một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới.
Việc thay đổi chế độ ăn cho bệnh nhân lupus không có nghĩa là thu hẹp hay làm rắc rối thêm cuộc sống của bạn. Với quan điểm đúng đắn và sẵn sàng thử nghiệm, điều này có thể thực sự khiến bạn thoải mái hơn, khỏe mạnh hơn và ngon miệng hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm thận lupus
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh