Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cảm giác “bỏng chân” có nguy hiểm không?

Bỏng chân là một cảm giác mà khá nhiều người gặp phải, nhưng nó lại không phải là thường xuyên. Cảm giác này có thể được mô tả là bàn chân đột nhiên nóng rực lên và gây đau – dù có thể chỉ là đau nhẹ nhưng cũng có trường hợp đau nghiêm trọng. Nhìn chung, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là giấc ngủ. Trong một số trường hợp đặc biệt, tình trạng này có thể đi kèm với cảm giác châm chích như kim đâm (dị cảm), ngứa hoặc bị tê chân hoặc nhiều dấu hiệu đồng thời.

Nguyên nhân nào gây ra cảm giác “bỏng chân”?

Thông thường, tình trạng sốt hay nhiễm trùng da vùng bàn chân là những nguyên nhân gây ra hiện tượng này một cách tạm thời. Đôi khi, một số trường hợp viêm khu vực bàn chân cũng có thể gây ra tình trạng này, và thường là dấu hiệu của tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên). Tổn thương thần kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các bệnh như đái tháo đường, lạm dụng rượu mạn tính, tiếp xúc với một số độc tố, thiếu hụt vitamin B nhất định hoặc nhiễm HIV.

Một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Rối loạn sử dụng rượu
  • Chân của vận động viên (do các vận động viên có cường độ tập luyện cao và dẫn tới điều này – dù chưa rõ cụ thể nguyên nhân là như thế nào)
  • Bệnh Charcot-Marie-Tooth
  • Hóa trị liệu trong ung thư
  • Bệnh thận mạn tính
  • Hội chứng đau khu vực phức tạp (đau mạn tính do hệ thần kinh rối loạn chức năng)
  • Bệnh thần kinh do đái tháo đường (tổn thương thần kinh do đái tháo đường)
  • HIV/AIDS
  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
  • Hội chứng ống cổ chân
  • Thiếu máu do thiếu vitamin

Khi nào thì tình trạng này trở nên nguy hiểm?

Thông thường, cảm giác nóng bỏng ở chân sẽ tự hết mà không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Đa phần các trường hợp được giải thích là do tâm lý, chứ chưa tìm được chính xác nguyên nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp cần lưu ý và cần phải được khám và chẩn đoán, nếu:

  • Cảm giác nóng rát ở bàn chân xuất hiện đột ngột, đặc biệt nếu có thể đã tiếp xúc với một số loại độc tố.
  • Một vết thương hở trên bàn chân và có dấu hiệu bị nhiễm trùng, đặc biệt là nếu gặp cả tình trạng đái tháo đường kèm theo
  • Tình trạng này kéo dài, thường xuyên gặp lại dù đã tự chăm sóc tại nhà nhưng không hề thuyên giảm
  • Các triệu chứng đang trở nên dữ dội hơn và đau đớn hơn
  • Cảm thấy cảm giác nóng rát đã bắt đầu lan rộng vào bên trong chân, hoặc các khu vực khác của chân như lan lên cẳng chân, lan lên đùi
  • Bắt đầu mất cảm giác ở ngón chân hoặc bàn chân

Nếu tình trạng vẫn tồn tại hoặc nếu không có nguyên nhân rõ ràng nào được tìm thấy, việc chẩn đoán các vấn đề liên quan đến thần kinh ngoại biên sẽ được áp dụng. Nhìn chung, các dấu hiệu bất thường sẽ cần được lưu ý và có biện pháp xử trí kịp thời.

Một số phương pháp an toàn, đơn giản áp dụng tại nhà

Một số phương pháp có thể giúp xoa dịu cơn đau rát, cũng như cải thiện các triệu chứng khác mà chúng ta có thể thực hiện ngay tại nhà bao gồm:

  • Ngâm chân trong nước đá/nước mát
  • Để bàn chân nghỉ ngơi, dùng đá chườm mắt cá chân, nâng cao chân và có thể nén chặt bằng cách băng ép
  • Dùng muối magie sulfate (còn gọi là muối Epsom). Loại muối này được chứng minh là có hiệu quả trong nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm giảm viêm, tẩy tế bào chết, khử mùi hôi, giảm táo bón và đặc biệt là giảm đau cũng như cải thiện các triệu chứng ở bàn chân của các vận động viên.
  • Giấm táo. Giấm táo có thể chống lại vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật có hại. Ngâm chân trong bồn với nước ấm và giấm táo có thể có lợi, xong chưa có bằng chứng khoa học cụ thể chứng minh điều này. Ngoài ra, dầu gừng, dầu cá cũng có thể có những lợi ích trong chống viêm và có thể cải thiện tình trạng bỏng rát chân.
  • Mát-xa: Mát-xa giúp tăng lưu thông máu và cải thiện tuần hoàn cho các khu vực đang hạn chế máu. Do đó, mát-xa có thể giúp cải thiện các triệu chứng của tình trạng này.

Tổng kết

Chứng bỏng chân nói chung biểu thị cho cảm giác bỏng rát hoặc ngứa ran, châm chích… ở bàn chân. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, và trong số đó có các trường hợp chưa rõ nguyên nhân bên cạnh các bệnh đã được biết như đái tháo đường, nấm da chân hoặc lạm dụng rượu. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên áp dụng một số phương pháp điều trị tại để giảm nhẹ các triệu chứng của tình trạng này, bao gồm ngâm nước lạnh, nghỉ ngơi, dùng muối epsom hay mát-xa…

Tham khảo thêm thông tin tại: Ngủ trưa: những điều bạn cần biết

 

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm