Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cải thiện tích cực chứng nhức đầu và khó tiêu khi mang thai

Nhiều phụ nữ đã từng trải qua cảm giác đau đầu vô cùng khó chịu kèm theo chứng khó tiêu ở nhiều giai đoạn khác nhau khi mang thai. Mẹ bầu sẽ rất mệt mỏi và luôn mong muốn làm thế nào để những khó chịu này tránh xa mình càng nhiều càng tốt.

Có thể cải thiện chứng nhức đầu và khó tiêu khi mang thai?

Câu trả lời là CÓ. Bạn hoàn toàn có thể làm được việc này. Việc thay đổi lối sống bao gồm nghỉ ngơi hợp lý và duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp cải thiện các khó chịu này rất hiệu quả.

Chứng đau đầu khi mang thai

Chứng đau đầu ở phụ nữ thường do nguyên nhân từ thay đổi hormon. Mãn kinh và mang thai là những giai đoạn chứng đau đầu thường trở nên trầm trọng hơn.

Triệu chứng đau đầu thường trở nên khá tồi tệ trong vài tuần đầu thai kỳ, thường đi cùng với giai đoạn ốm nghén. Tuy nhiên những cơn nhức đầu này thường giảm hoặc chấm dứt hoàn toàn khi bạn bước vào tuần thứ 17 đến 20 của thai kỳ. Chứng đau đầu không gây hại trực tiếp cho thai nhi nhưng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu, làm tăng cảm giác mệt mỏi, ốm nghén, mất cảm giác ngon miệng. Mẹ bầu có thể chán ăn, ăn ít hơn và do vậy có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Việc thay đổi một chút trong cuộc sống sẽ có thể giúp giảm bớt chứng đau đầu. Hãy nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn hay đăng ký vào một lớp học yoga cho bà bầu.

Việc sử dụng paracetamol với liều thông thường được cho là an toàn đối với phụ nữ có thai. Hãy hỏi bác sỹ hoặc dược sỹ về liều lượng và thời gian sử dụng paracetamol hợp lý. Tuy nhiên có một số thuốc giảm đau mà bạn nên tránh sử dụng khi mang thai ví dụ như những thuốc có chứa codein. 

Trong nửa sau của thai kỳ, nếu bạn bị xuất hiện những cơn đau đầu, thường ở vị trí đằng trước đầu và không hết mặc dù đã sử dụng paracetamol, đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Do vậy, hãy thông báo cho bác sỹ ngay nếu phát hiện các triệu chứng nêu trên.

Chứng khó tiêu trong thai kỳ

Chứng khó tiêu là hiện tượng đau và khó chịu ở phần bụng trên. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ợ nóng – cảm giác nóng rát do acid dịch vị tràn lên thực quản
  • Trào ngược dạ dày-thực quản
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Nôn

Hầu như tất cả mọi người đều đã từng bị khó tiêu một vài lần nào đó, tuy nhiên phụ nữ có thai lại thường xuyên trải qua hiện tượng này. Cứ 10 phụ nữ mang thai thì có 8 người bị đầy bụng trong thai kỳ và chứng này có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn khi đứa trẻ phát triển lớn dần. Đầy bụng khi mang thai chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và do sự gia tăng áp lực lên dạ dày khi em bé lớn dần trong tử cung, và thường dẫn đến trào ngược acid dạ dày.

Việc thay đổi lối sống, đặc biệt là thay đổi chế độ ăn phù hợp góp phần tích cực cải thiện các triệu chứng của chứng khó tiêu như là ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày hay giảm bớt một số thực phẩm cay nóng.

Một số thuốc như thuốc kháng acid cũng có thể sử dụng an toàn trong thai kỳ để điều trị khó tiêu. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ về các loại thuốc mà bạn có thể sử dụng. Một số phụ nữ thấy rằng chứng đầy bụng của họ ngày càng nặng hơn về giai đoạn sau của thai kỳ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ thường biến mất sau khi sinh em bé.

Chứng khó tiêu khi mang thai hiếm khi gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng nếu xuất hiện những cơn đau dai dẳng tại vùng bụng trên giống với chứng khó tiêu mà không đỡ khi dùng thuốc kháng acid hoặc thay đổi chế độ ăn thì đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Do vậy, hãy thông báo với bác sỹ ngay nếu gặp phải các triệu chứng trên.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: 9 triệu chứng báo hiệu bà bầu cần đi khám ngay

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm