Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Não bộ trẻ sẽ phát triển tốt nếu mẹ làm các việc này từ khi mang thai

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh những hoạt động dưới đây nếu được áp dụng ngay từ lúc mang thai sẽ kích thích não bộ trẻ phát triển tốt.

 Phát triển tốt não bộ cho trẻ từ khi mang thai

Có nhiều cha mẹ nghĩ rằng, thông minh là do di truyền. Cha mẹ không giỏi thì sao dám mong con giỏi. Nhưng trong thực tế, một người được đánh giá là lanh lợi, khôn khéo đâu phải chỉ dựa vào điểm số hay bằng cấp, mà nó còn dựa vào chỉ số cảm xúc (EQ), khả năng xử lý tình huống một cách thông minh và tinh tế. Theo các nhà khoa học, loại trí tuệ này hoàn toàn có thể nuôi dưỡng ngay từ những tháng thai kỳ và trong những năm tháng vàng đầu đời của trẻ.

Dưới đây là những hoạt động nhằm kích thích não bộ và cảm xúc của trẻ phát triển tốt đã được khoa học chứng minh.

Thai giáo

Thai giáo là bước đệm quan trọng để nuôi dưỡng nên một đứa trẻ thông minh lanh lợi.

1. Tập thể dục

Theo nghiên cứu của Andrea M.Robinson và David J.Bucci, Đại học Dartmouth, Mỹ, phụ nữ mang thai có chế độ tập thể dục thích hợp có khả năng kích thích sự phát triển nhận thức của bào thai. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong quá trình luyện tập.

2. Bổ sung axit béo omega-3

Những bà mẹ tương lai nên ăn nhiều thức ăn chứa axit béo Omega-3 nhằm giúp bộ não của thiên thần nhỏ phát triển tốt. Một số thực phẩm chứa nhiều omega-3 mà bạn có thể lựa chọn như: rau bina, cá hồi, hạt lanh, quả óc chó và trứng cá.

3. Trò chuyện

Bạn nên thường xuyên trò chuyện với trẻ, ngay cả khi chúng chưa ra đời. Mặc dù ở trong bụng mẹ, nhưng trẻ đã có thể nghe được mọi âm thanh ở bên ngoài tử cung. Để đáp lại lời mẹ, trẻ sẽ có những cú đá vào thành bụng để mẹ biết rằng con đang nghe mẹ nói.

Trò chuyện với trẻ mỗi ngày ngay từ khi chúng còn ở trong bụng mẹ là cách bạn nuôi dưỡng tâm hồn và cảm xúc của trẻ.

Trong thực tế, chỉ số cảm xúc (EQ) cũng quan trọng như chỉ số thông minh (IQ). Đây là những tiền đề để trẻ phát triển thành một người thông minh, lanh lợi trên mọi phương diện.

4. Bổ sung axit folic

Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày dùng 400 mcg axit folic trước và trong khi mang thai có thể giúp bạn ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh về não và tủy sống của trẻ. Đồng thời, nó còn giúp trẻ phát triển các tế bào não khỏe mạnh và thông minh.

5. Sinh đủ tháng

Tổ chức y tế cho trẻ sơ sinh 'March of Dimes', Mỹ cũng khuyến cáo các phụ nữ mang thai không nên lập kế hoạch sinh con trước tuần thứ 39 của thai kỳ. Vì não của những em bé sinh non ở tuần thứ 35 nhỏ chỉ bằng 2/3 so với não của những em bé được sinh ở tuần thứ 39 hoặc 40.

Trẻ sơ sinh (từ 0 đến 6 tháng tuổi)

6. Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nhà nghiên cứu sinh vật học tiến hóa tại Đại học Durham ở Anh, Robert Barton, nói: 'Có mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian cho con bú mẹ và sự phát triển não bộ của trẻ sau khi sinh'. Vì vậy, hãy cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh. Sự tiếp xúc vật lý này cũng giúp sợi dây gắn kết giữa mẹ và con phát triển, trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương của mẹ dành cho mình ngay từ ngày đầu.

7. Giao tiếp bằng mắt

Bằng cách nhìn sâu vào mắt khi trẻ thức, bạn đã và đang kích thích bộ não bộ của trẻ ghi nhớ những hình ảnh, khuôn mặt của mẹ.

8. Ca hát

Cho dù bạn hát hay hay hát dở, cho dù đó là bài hát ru cổ hay bài nhạc rock bạn yêu thích thì cũng hãy hát bằng chính giọng thật của mình. Trẻ sẽ nhận ra giọng nói quen thuộc vẫn thường hay trò chuyện khi trẻ còn ở trong bụng mẹ.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Kamile Geist, phó giáo sư, cũng là điều phối viên chương trình âm nhạc trị liệu tại trường Cao đẳng Mỹ Thuật thuộc Đại học Ohio, Athens thì việc học các nhịp điệu của các bài hát liên quan đến việc học toán sau này của trẻ.

9. Học vận động

Đung đưa những đồ chơi nhiều màu sắc trước mặt trẻ là cách giúp trẻ phát triển não bộ, biết điều phối mắt nhìn theo.

Trong những ngày đầu mới sinh, trẻ chỉ mới nhìn thấy hai màu đen và trắng, nhưng chắc chắn chỉ vài tuần thôi, trẻ sẽ nhìn thấy các màu sắc khác. Đung đưa đồ chơi qua lại trước mặt, lúc xa lúc gần giúp trẻ học được khái niệm gần xa, từ đó não bộ sẽ điều phối mắt nhìn theo đồ chơi.

10. Sử dụng ngôn ngữ chuẩn

Theo kết quả nghiên cứu của Mark VanDam thuộc trường Đại học Bang Washington, Spokane, Mỹ thì cha mẹ nên nói chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ của mình. Các nhà khoa học cho rằng đây là cách bạn kích thích bộ não của trẻ phát triển ngôn ngữ, khiến con của bạn trở thành một người hoạt ngôn.

11. Soi gương

Đặt một tấm gương an toàn gần giường cũi của trẻ để trẻ có thể nhìn thấy chính mình. Chẳng bao lâu, trẻ sẽ nhận ra 'người kia' chính là mình.

12. Học về thói quen

Trong lúc thay tã, hãy nhìn vào mắt trẻ, hãy nói cho trẻ biết bạn đang làm gì, sau đó bạn sẽ làm gì. Bằng cách lặp đi lặp lại hành động, lời nói, trẻ sẽ học được các thói quen và các bước thực hiện tiếp theo.

13. Cù lét

Bạn chỉ nên nhẹ nhàng cù lét trẻ. Điều này khiến các giác quan của trẻ phát triển, đồng thời, giúp bạn gắn kết tình cảm với trẻ hơn. Đây cũng là một bước để trẻ phát triển cảm xúc hài hước - một loại cảm xúc có giá trị.

14. Mát-xa

Mát xa là phương pháp làm trẻ thư giãn, dễ chịu. Khi mát-xa, bạn có thể gọi tên các bộ phận cơ thể nhằm dạy cho trẻ hiểu rõ hơn về cơ thể của mình

Mát-xa khiến trẻ cảm thấy thư thái và thoải mái, từ đó phát triển tốt cả thể chất lẫn tinh thần.

15: Nằm sấp

Nằm sấp là bài tập thể dục tốt để phát triển cơ cổ và cột sống của trẻ. Đồng thời, nó còn kích thích bộ não, khuyến khích trẻ học các kỹ năng vận động và phối hợp.

16: Không dùng các thiết bị điện tử

Không TV, Ipad, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng nào có thể kích thích não trẻ tốt như chơi với cha mẹ.

17. Để trẻ tự chơi

Bạn nên dành vài phút mỗi ngày chỉ đơn giản là ngồi với em bé của bạn, không âm nhạc, hoặc các trò chơi vui vẻ. Hãy để trẻ tự chơi, còn bạn thì quan sát xem trẻ đã học được đến đâu.

18. Vị giác

Khi trẻ được khoảng sáu tháng tuổi, bạn hãy thử giới thiệu các vị hoặc các món ăn khác nhau như chua, ngọt, mặn, cay để kích thích vị giác và mùi vị của trẻ.

19. Xúc giác

Bạn thử xoa nhẹ các vật thể có chất liệu khác nhau lên lòng bàn tay của trẻ, chẳng hạn áo lông mềm, tấm vải mỏng, nước đá, râu của cha… Điều này sẽ kích thích xúc giác của trẻ và dạy chúng xác định các đối tượng khác nhau tạo ra cảm giác khác nhau.

HH - Theo Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm