Nấm da là một loại bệnh do sợi nấm ký sinh trên da gây ra. Bệnh tuy không cấp tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất dễ lây lan, hay tái phát và tốn kém trong điều trị. Tỷ lệ mắc bệnh có thể khác nhau giữa các quốc gia, các chủng tộc, các vùng khí hậu nhưng nhìn chung ước tính có khoảng 20% - 25% dân số trên thế giới mắc bệnh này.
Đặc biệt, các nước nhiệt đới có tỷ lệ mắc bệnh cao do điều kiện khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây bệnh. Bệnh có thể lây truyền qua các đường như: Từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Từ động vật sang người do tiếp xúc với động vật mắc bệnh, như khi vuốt ve hoặc chải lông cho chó, mèo...
Bên cạnh đó, bệnh nấm da cũng có thể lây từ đồ vật sang người do dùng chung những đồ vật của người bị nhiễm bệnh như: quần áo, khăn tắm, khăn mặt, nón, lược hoặc bàn chải... Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi cũng rất dễ dẫn đến bệnh này như: Khí hậu nóng, ẩm, cơ thể ra nhiều mồ hôi, vệ sinh da kém.
Đặc biệt, những người mắc bệnh nội tiết, những người có bệnh nặng, suy giảm miễn dịch, sử dụng thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch dài ngày cũng có thể dễ dẫn đến nấm da…
Cách phòng ngừa
- Để phòng ngừa bệnh nấm da, trước hết, chúng ta cần tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm như: không dùng chung lược, nón, khăn tắm, khăn mặt, áo quần… (nhất là quần áo lót, áo tắm) với người bệnh.
- Bạn nên mặc những loại vải mỏng và thoải mái như cotton hay vải lanh, đặc biệt với đồ lót bởi vì chất liệu tổng hợp cũng có thể gây ra nấm. Những nơi dễ bị nấm như bộ phận sinh dục, bàn chân, ngón chân, nách thì bạn nên vệ sinh sạch sẽ và giữ cho làn da luôn khô thoáng.
- Bạn có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn nếu hệ miễn dịch của bạn suy yếu. Để cải thiện hệ miễn dịch, bạn nên uống bổ sung vitamin. Cố gắng áp dụng chế độ ăn cân bằng giàu chất dinh dưỡng và giảm lượng carbohydrate nạp vào. Nên uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể, và dấu hiệu của việc cơ thể đủ nước là nước tiểu có màu vàng nhạt. Ngủ đủ và đúng giờ, khoảng 8 tiếng mỗi ngày cũng giúp cơ thể bạn tránh xa khỏi việc bị nấm da.
- Nếu đã bị nhiễm nấm, bạn cần ngăn không cho nấm lan ra các vùng khác trên cơ thể hoặc đề phòng lây cho người nhà. Các thành viên khác trong gia đình nên đi khám và điều trị nếu nghi ngờ bị nhiễm nấm da. Khi ấy, hãy thực hiện các biện pháp ngăn chặn lây lan như sau:
Tránh gãi vùng nhiễm nấm. Rửa tay thường xuyên và giữ khô ráo.
Đi dép khi tắm dưới vòi sen nếu bạn bị nước ăn chân.
Giặt khăn tắm bằng nước xà phòng ấm và sấy khô bằng máy sấy. Dùng khăn sạch mỗi lần tắm hoặc rửa mặt.
Rửa sạch bồn tắm, bồn rửa tay và sàn phòng tắm sau khi sử dụng.
Mặc quần áo sạch sẽ, khô ráo mỗi ngày và tránh dùng chung quần áo và tất.
Trẻ em và người lớn có thể cần dùng dầu gội đặc trị 2-3 lần mỗi tuần trong 6 tuần để ngăn ngừa bệnh nấm da đầu.
Kinh nguyệt bất thường là nỗi lo của hầu hết các chị em phụ nữ.
Thường xuyên dùng chỉ nha khoa đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Khi bạn không dùng chỉ nha khoa, mảng bám cũng có thể tích tụ giữa các răng và dọc theo đường lợi. Theo thời gian, việc này có thể làm tăng nguy cơ ung thư và bệnh về nướu (lợi).
45 phút hay 5 km chạy bộ vào buổi sáng hoặc sau giờ làm việc giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, ngủ ngon, cải thiện hệ tim mạch.
Đặt mục tiêu mới, tìm hiểu về những trang bị mới và tham gia một giải chạy ảo là những cách giúp các runner duy trì việc chạy bộ đều đặn từ 30 phút mỗi ngày.
Bệnh bạch cầu (hay còn gọi là bệnh máu trắng hay leukemia) là dạng ung thư phổ biến nhất ở trẻ em. Tại Mỹ, trung bình có 3718 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu mỗi năm, trong giai đoạn từ 2012-2016. Tuy nhiên, một điều may mắn là tỷ lệ sống sau khi bị bệnh ở trẻ em đang tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua. Đa số các ca bệnh bạch cầu ở trẻ em đều chỉ là cấp tính.
Vitamin là một nhóm chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Mặc dù nhu cầu vitamin hàng ngày rất thấp (thường dưới 100 mg) nhưng vitamin rất cần thiết đối với nhiều chức phận quan trọng của cơ thể, đặc biệt là công dụng làm đẹp da vô cùng hiệu quả.
Dân gian có câu: ăn mặn khát nước. Vậy vì sao chúng ta lại có xu hướng khát nước sau khi ăn mặn? Điều này có đúng hay không? Những thực phẩm nào có thể gây khát nước sau khi ăn?
Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là vấn đề thường gặp, nhiều trường hợp nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng thì dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân chính của ngộ độc thực phẩm là gì? Cách xử trí khi gặp tình trạng ngộ độc thực phẩm tại nhà như thế nào?