Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các biểu hiện bệnh lý tuyến giáp ở trẻ em

Các bệnh lý tuyến giáp tương đối phổ biến ở trẻ em, tuy vậy nó không phổ biến như nhiều bố mẹ thường nghĩ. Lấy ví dụ, những bệnh nhân cường giáp dưới 15 tuổi chỉ chiếm khoảng 5%.

Các biểu hiện bệnh lý tuyến giáp ở trẻ em

Đặc biệt khi trẻ thừa cân, một yếu tố quan trọng cần đánh giá khi nghi ngờ trẻ gặp vấn đề về tuyến giáp là trẻ thường thấp, trong khi những trẻ thừa cân do ăn nhiều hay ít vận động lại thường cao.

Ngủ nhiều là một triệu chứng thường gặp khác và cần đưa trẻ đến bác sĩ Nhi khoa để kiểm tra bệnh lý tuyến giáp. Mặc dù triệu chứng này cần thiết phải được đi khám để loại trừ các bệnh tuyến giáp, nhưng nếu triệu chứng này xuất hiện đơn lẻ không đi cùng với các triệu chứng kèm theo thì thường do trẻ bị chứng ngừng thở khi ngủ, trầm cảm hay những nguyên nhân khác…

Mặc dù vậy, thông tin trên không có nghĩa là trẻ của bạn không có nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp. Bệnh suy tuyến giáp bẩm sinh, viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Basedow… là những bệnh có thể xuất hiện ở trẻ em và thiếu niên. Trình bày một số triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của bệnh lý suy giáp và cường giáp có thể giúp bạn biết khi nào cần đưa trẻ đi khám và thăm dò chức năng tuyến giáp và khi nào cần tìm các nguyên nhân khác ngoài tuyến giáp đối với các triệu chứng bất thường của trẻ.

1.Các triệu chứng của bệnh lý suy giáp

Suy giáp thường xuất hiện khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormon tuyến giáp, có thể do tiên phát (bản thân tuyến giáp không đủ khả năng sản xuất) hoặc là do thứ phát (tuyến giáp không nhận được các kích thích phù hợp để sản sinh hormon)

Trẻ em với bệnh lý suy giáp nguyên phát thường có lượng hormon tuyến giáp T4 ở mức thấp trong máu và tăng lượng hormon TSH (hormon kích thích tuyến giáp) đồng thời có thể đi cùng với một số triệu chứng dưới đây:

  • Vóc dáng người thấp hay chậm lớn
  • Da khô, xạm
  • Táo bón
  • Không chịu được lạnh
  • Mệt mỏi, cơ thể ít năng lượng
  • Ngủ nhiều
  • Dễ có vết thâm tím trên da
  • Giảm tuổi xương trên film X Quang
  • Chậm dậy thì
  • Dấu hiệu chảy sữa ở vú
  • Dậy thì sớm giả (Pseudoprecocious puberty)
  • Đau đầu
  • Các vấn đề về thị giác

Trẻ sơ sinh bị suy tuyến giáp bẩm sinh thường được phát hiện bởi xét nghiệm sàng lọc sau sinh, đây là một xét nghiệm thường quy để phát hiện suy giáp bẩm sinh.

2.Triệu chứng của cường giáp

Cường giáp, còn được gọi với thuật ngữ “nhiễm độc giáp” là tình trạng sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp. Những trẻ này thường có mức hormon T4 và T3 cao trong máu, trong khi mức TSH thấp. Triệu chứng lâm sàng của cường giáp có thể gồm:

  • Dễ xúc động, con bạn có thể dễ dàng khóc, dễ dàng bị kích thích và tăng động…
  • Chỉ có khả năng tập trung trong một thời gian ngắn
  • Run ngón tay
  • Trẻ thèm ăn hơn
  • Sụt cân, chậm lớn
  • Tuyến giáp to (bướu cổ)
  • Mắt lồi
  • Sụp mí mắt trên
  • Ít chớp mắt
  • Da ửng đỏ
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Yếu cơ
  • Đánh trống ngực và tim đập nhanh
  • Tăng huyết áp

Khi bạn cho rằng con bạn kém hoạt động hay tăng động hơn các trẻ cùng độ tuổi, hãy trao đổi với bác sĩ Nhi khoa để đánh giá hoạt động tuyến giáp của trẻ. Các bệnh lý tuyến giáp đôi khi khó để chẩn đoán và những xét nghiệm chức năng tuyến giáp khó phân tích, đánh giá của bác sĩ nội tiết nhi sẽ hữu ích đối với bạn trong trường hợp này.

Thông tin thêm trong bài viết: 13 dấu hiệu cảnh báo bệnh lí tuyến giáp

Hoàng Quân - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm