Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng các dụng dịch vệ sinh, tẩy rửa và tiệt trùng an toàn trong gia đình

Lau dọn và làm sạch nhà cửa có thể không phải là công việc yêu thích đối với nhiều người, tuy nhiên chỉ vài phút tiêu diệt vi trùng với các dung dịch vệ sinh có thể góp phần đắc lực trong việc bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Việc làm sạch nhà cửa thường xuyên với dung dịch tẩy rửa hay xà phòng và nước có thể loại bỏ bụi bẩn khỏi các bề mặt (sàn nhà, tường, thảm, cửa sổ…).

Các dung dịch vệ sinh vừa loại bỏ bụi, vừa tiêu diệt một phần nhỏ vi trùng trên các bề mặt như sàn nhà tắm, các kệ, đồ chơi, bát đĩa, đồ dùng bằng bạc…

Một số đồ dùng và bề mặt trong nhà lại cần thêm một bước khử trùng sau khi làm sạch để diệt hoàn toàn vi trùng (bồn rửa, đồ chơi…)

Thận trọng khi sử dụng các dung dịch tẩy rửa, tiệt trùng

Mặc dù các chất hóa học vệ sinh và tiệt trùng là vô cùng cần thiết để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm nhưng bản thân chúng cũng có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ em, nhất là những sản phẩm đậm đặc.

  • Các sản phẩm nên được cất giữ trong những thùng chứa có nhãn đầy đủ và đặt ở nơi xa tầm tay trẻ em.
  • Những dung dịch tẩy rửa đã pha loãng được đựng trong bình xịt nên được ghi nhãn và để xa tầm tay trẻ em.
  • Việc phun dung dịch tẩy trùng nên thực hiện khi không có mặt trẻ em để hạn chế trẻ hít phải hóa chất hoặc hóa chất tiếp xúc với da và mắt.
  • Trước khi sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào, nên đọc kỹ nhãn sản phẩm và hướng dẫn an toàn của nhà sản xuất.

Các câu hỏi cần cân nhắc khi lựa chọn dung dịch tẩy rửa:

  • Hóa chất đó có bị làm mất hoạt tính bởi các yếu tố hữu cơ hay không?
  • Nó có bị ảnh hưởng bởi nước cứng hay không?
  • Nó có lưu lại một dư lượng nào đó trong nhà hay không?
  • Nó có gây ăn mòn hay không?
  • Nó có gây kích ứng với da, mắt và hệ hô hấp hay không?
  • Nó có gây độc khi hấp thu qua da, do hít phải hay nuốt phải hay không?
  • Thời hạn sử dụng của hóa chất sau khi pha loãng là bao lâu?

Thuốc tẩy trắng

Các loại thuốc tẩy trắng gia dụng (chlorine và natri hypochlorite) có tác dụng tiêu diệt hầu hết các loại vi sinh vật, bao gồm bào tử vi khuẩn và có thể được sử dụng như một dung dịch vệ sinh hoặc tiệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ của nó.

Thuốc tẩy trắng có thể sử dụng với nhiều hoạt lực khác nhau:

  • Dung dịch tẩy trắng gia dụng là dung dịch chứa 5.25% hay 52 500 phần trên 1 triệu (ppm) của natri hypochlorite.
  • Dung dịch dạng “ultra” là dung dịch có nồng độ đậm đặc hơn một chút và nên được pha loãng để sử dụng như những dung dịch tẩy rửa thông thường khác.
  • Các dung dịch tẩy rửa công nghiệp có hoạt lực cao không thích hợp để sử dụng cho những đồ dùng và thiết bị của trẻ em.

Các chất tẩy trắng gia dụng khá hiệu quả, tiết kiệm, tiện lợi khi sử dụng và sẵn có tại các cửa hàng, siêu thị. Nó có thể gây bào mòn một số kim loại, cao su và nhựa. Các dung dịch tẩy trắng sẽ bị mất dần hoạt lực, do vậy khi sử dụng hàng ngày nên pha thành dung dịch mới và dung dịch gốc nên được thay thế sau mỗi vài tháng. Khi sử dụng các dung dịch tẩy trắng nên để nó lưu lại trên bề mặt cần tẩy rửa hoặc các đồ gia dụng ít nhất 2 phút rồi mới rửa lại bằng nước. Bạn cũng có thể để cho chất tẩy tự bay hơi do nó không để lại dư lượng trên bề mặt. Các chất tẩy trắng có thể được sử dụng để làm sạch bát đĩa và các dụng cụ ăn uống. Tuy nhiên, hàm lượng chlorine sử dụng với mục đích này nên thấp hơn so với nồng độ sử dụng để tẩy rửa những đồ vật khác.

Các chất tẩy rửa có chứa chất diệt khuẩn

Bằng cách chia làm hai công đoạn: làm sạch và tiệt trùng, bạn có thể giảm được lượng hóa chất diệt khuẩn cần phải sử dụng.

  • Nếu sử dụng ngay chất tiệt khuẩn để làm sạch các đồ dùng hoặc bề mặt bị bẩn, các chất bẩn sẽ làm hạn chế tác dụng diệt khuẩn của hóa chất. Do vậy, trước hết hãy làm sạch dụng cụ và bề mặt cần tẩy rửa bằng nước sạch và xà phòng trước, sau đó mới đến công đoạn tiệt khuẩn.
  • Không được trộn lẫn các chất tẩy trắng và dung dịch vệ sinh chứa ammonia với nhau do nó có thể tạo ra khí độc cho cơ thể.

Các sản phẩm tẩy rửa thay thế ít độc hại hơn

Các chất tẩy rửa thay thế ít độc hơn thường được tạo ra bằng các nguyên liệu như baking soda, dung dịch nước xà phòng, và giấm. Nhiều nguyên liệu loại này khá rẻ tiền, do đó có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, do hoạt lực tẩy rửa kém các sản phẩm hóa học kể trên nên có thể để làm sạch các đồ dùng và bề mặt bạn sẽ phải tốn nhiều công sức hơn.

Mặc dù các chất tẩy rửa tự chế (baking soda, giấm…) khá an toàn và không độc hại nhưng khi sử dụng chúng với mục đích tẩy rửa bạn cũng nên thao tác thận trọng. 

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm