Theo thống kê của Viện Max Planck trên tạp chí Nature, hơn 5,5 triệu người chết mỗi năm do bệnh tật liên quan đến ô nhiễm không khí. Bắc Kinh cũng đã 2 lần phát đi báo động đỏ vì những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. Còn ở Việt Nam, với ngưỡng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, người dân đang phải đối mặt với những nguy hại trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt tại những khu vực đông dân cư như Hà Nội, TP.HCM. Vậy ô nhiễm không khí đang tiềm tàng gây ra những căn bệnh hiểm nghèo nào?
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức tìm hiểu ảnh hưởng của không khí ô nhiễm lên huyết áp người dân năm 2000 - 2003 cho thấy loại ô nhiễm này đang là kẻ thù giấu mặt của bệnh tim - căn bệnh đang có xu hướng gia tăng ở cư dân đô thị. Khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong một thời gian dài, huyết áp tăng lên rõ rệt. Ở nữ giới, bệnh tăng huyết áp do ô nhiễm không khí cao hơn ở nam giới. Thống kê cho thấy có khoảng 10 triệu người Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp trong năm 2014 và con số này không ngừng tăng lên theo từng năm.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng như xuất huyết não, suy thận, xuất huyết võng mạc…
Theo một nghiên cứu mới đây thì việc tiếp xúc sớm với ô nhiễm không khí gây ra các biến đổi có hại ở não, tương tự như những gì chúng ta quan sát được ở bệnh tự kỷ hay tâm thần phân liệt.
Một nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Rochester, Mỹ đã thí nghiệm trên 40 con chuột trong 270 ngày khi đặt chúng giữa môi trường ô nhiễm mức độ trung bình như mức độ ô nhiễm ở một thành phố. Kết quả cho thấy não chuột lớn dần lên, khiến tế bào não bị tổn thương, mà nguyên nhân có thể xuất phát từ ô nhiễm không khí, hậu quả dẫn đến căn bệnh tự kỷ và rối loạn tâm thần. Đối với con người, tâm thần phân liệt khiến người bệnh rối loạn khả năng tư duy, mất ý thức muốn làm việc, dần dần trở nên cách ly với xã hội.
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây kết luận rằng hít thở thường xuyên không khí ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chuyển hóa gây ra các bệnh tiểu đường, béo phì.
Một nghiên cứu được thực hiện trước đó tại miền Nam bang California cũng cho thấy nơi có mật độ dân số cao và không khí ô nhiễm nặng nề, chỉ số cân nặng của người dân thường cao hơn so với các khu vực khác. Một nghiên cứu khác được thực hiện tại New York cũng chỉ ra ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến việc mang thai cũng như chứng béo phì ở trẻ em.
Tại Việt Nam khoảng 25% người trưởng thành mắc bệnh béo phì. Và tình trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành đang có xu hướng ngày càng phổ biến. Nguyên nhân có thể có nhiều nhưng không thể loại trừ nguyên nhân do ô nhiễm không khí.
Không khí ô nhiễm, bụi bẩn, sống trong môi trường khói thuốc là những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tai giữa, đặc biệt là ở trẻ em. Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, số bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh viêm tai giữa tăng lên từng năm, từ 441 trường hợp năm 1996 vào lên 1.999 trường hợp vào năm 2005.
Viêm tai giữa nếu không được điều trị có thể gây thủng màng nhĩ, nhiễm trùng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch, gây tê liệt dây thần kinh số 7.
Trước tình trạng 'mở mắt đã ngửi thấy mùi ô nhiễm' tại các thành phố lớn, chúng ta cần làm gì để ô nhiễm không khí không còn là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu?
Trước hết, hãy thực hiện những việc hết sức đơn giản như đeo khẩu trang khi ra ngoài, sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đại tiểu tiện, thay quần áo và tắm gội ngay khi về nhà. Đóng cửa kính khi đi xe ô tô, đóng kín cửa tại các khu tập trung đông dân. Hạn chế ở ngoài trời vào giờ cao điểm, tránh tập thể dục ngoài trời khi mức độ ô nhiễm cao. Tận dụng không gian quanh nhà để trồng thêm cây xanh nếu có điều kiện. Trồng cây xanh ở nơi có mật độ dân cư đông sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí khi nó hấp thu khí độc như NO2, CO2, CO.
Ai cũng biết ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người. Nhưng dường như việc tự cá nhân đi khám chữa bệnh do ô nhiễm thì dễ dàng hơn toàn thể nhân loại chung tay bảo vệ môi trường. Con người chúng ta mới chỉ dừng ở mức nhận thức, đến lúc bắt đầu hành động thì có lẽ đã quá muộn rồi!
Trong cuộc sống hiện đại, không ít người đã vô tình tạo ra những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại âm thầm gây tổn hại đến sức khỏe xương khớp. Hiểu rõ những thói quen này và tìm cách thay đổi kịp thời là điều cần thiết để bảo vệ hệ xương khỏe mạnh.
Oligospermia là tình trạng nam giới có số lượng tinh trùng thấp hơn mức bình thường. Theo tiêu chuẩn y khoa, một mẫu tinh dịch có ít hơn 15 triệu tinh trùng/ml thì được đánh giá là bị loãng tinh trùng.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.