Bác sĩ Bùi Đắc Chí, Khoa Di truyền và Huyết thống, Phòng khám Đa khoa Medic giải thích, xét nghiệm ADN huyết thống là phép phân tích ADN (A-xít Deoxyribo Nucleic) có trong các tế bào của cơ thể để xác định mối quan hệ huyết thống giữa các đối tượng.
Theo di truyền học, 23 nhiễm sắc thể trong tế bào trứng của người mẹ và 23 nhiễm sắc thể trong tinh trùng của người cha kết hợp với nhau để sinh ra đứa con. 46 nhiễm sắc thể này có trong mỗi tế bào của cơ thể người con, trong đó 23 lấy từ mẹ và 23 lấy từ bố. Xét nghiệm ADN cho phép kiểm tra xem có đúng con lấy ADN từ các nhiễm sắc thể của người cha kia hay không.
Xét nghiệm ADN là cách xác minh mối quan hệ huyết thống chính xác nhất hiện nay. Xét nghiệm ADN cha con thường cần trong những trường hợp nhận con nuôi, thụ tinh trong ống nghiệm hoặc vì lý do cá nhân. Xét nghiệm này nhằm mục đích chứng minh một người đàn ông có phải là cha ruột của đứa trẻ nào đó hay không. Quá trình được thực hiện bằng cách so sánh thông tin ADN cá nhân của đứa bé với ADN cá nhân người đàn ông được cho là cha. Mỗi thông tin ADN cá nhân bao gồm 16 gene marker.
Đối tượng tham gia trong xét nghiệm ADN xác minh quan hệ cha con bao gồm đứa trẻ và người được cho là cha ruột. Sự tham gia của người mẹ làm tăng độ chính xác của kết quả nhưng không bắt buộc.
Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gene thì độ chính xác khẳng định có quan hệ huyết thống đạt từ 99.999% đến 99,9999%, khi đó kết luận người đàn ông chính là cha ruột của đứa trẻ. Ngược lại, 2 hai mẫu ADN của người con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ 2 gene trở lên thì kết luận 100% người đàn ông này không phải là cha của đứa trẻ.
Thực tế, xét nghiệm huyết thống cha con có thể thực hiện được mà không cần sự hiện diện của người mẹ. Nếu như các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau thì loại trừ hoàn toàn khả năng người đàn ông đó là bố của đứa bé. Nếu các mẫu khớp với nhau thì có thể khẳng định người đàn ông đó chính là cha ruột.
Xét nghiệm huyết thống có thể tiến hành với nhiều loại tế bào như máu, tế bào máu, mẫu mô, móng tay, chân tóc, cuống rốn… Tất cả có cùng độ chính xác như nhau, vì mọi tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN.
Người yêu cầu xét nghiệm có thể tự lấy mẫu theo sự hướng dẫn của các chuyên gia. Đó có thể là mẫu nước bọt, móng tay hoặc móng chân, từ 3 đến 5 chân tóc (không phải tóc cắt bằng kéo), cuống rốn, bàn chải đánh răng, bao cao su và nhiều vật thể khác tùy theo trường hợp.
Trẻ con có thể tham gia giám định ADN từ khi chưa sinh ra, như vậy không có giới hạn nào về tuổi khi xét nghiệm huyết thống. Có thể thực hiện xét nghiệm ADN với một lượng mẫu rất nhỏ, chẳng hạn như dùng 1/4 giọt máu hoặc một đầu tăm bông chứa các tế bào trong miệng, một mẩu nhỏ cuống rốn đã rụng. Để xét nghiệm trước khi sinh có thể dùng nước ối có chứa các tế bào của thai nhi mới 3 tháng.
Thông thường khi một người bày tỏ mong muốn giám định ADN, bác sĩ phụ trách chuyên môn sẽ tư vấn xem trường hợp này có cần làm xét nghiệm di truyền không. Nếu nhận thấy không đủ điều kiện để làm giám định, bác sĩ có thể từ chối. Thời gian thực hiện hồ sơ xét nghiệm và nhận mẫu trong khoảng 20 phút. Quy trình kỹ thuật xét nghiệm ADN trong phòng thí nghiệm thường trải qua các thủ tục sau đây:
- Kiểm tra định hướng mẫu.
- Ly trích ADN, định lượng với Real Time PCR-TaqMan.
- Khuếch đại STRs thông qua PCR (Polymerase Chain Reaction).
- Tách các chuỗi DNA khuếch đại qua điện di mao dẫn trong phân tích trình tự tự động (ABI 3130, Applied Biosystems).
- Phân tích các chuỗi ADN khuếch đại sử dụng geneeMapper (Nuclear DNA) hoặc phần mềm SeqScape (Mitochondrial DNA).
Thời gian từ khi nhận mẫu đến lúc trả kết quả thường là vài ngày đến một tuần. Kết quả xét nghiệm trả cho khách hàng thường bao gồm 2 thứ tiếng Việt và Anh. Tất cả được niêm phong, bảo mật, nhân viên y tế sẽ trao tận tay và giải thích cặn kẽ với người yêu cầu làm xét nghiệm, không qua điện thoại và các hình thức gián tiếp khác
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.