Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bổ sung calci khi mang thai cần lưu ý điều gì?

Ngoài chế độ ăn, bà bầu cần bổ sung calci qua đường uống để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc sử dụng thực phẩm bổ sung calci khi mang thai cần lưu ý đúng liều lượng.

Quá trình mang thai khiến nhu cầu calci của cơ thể người mẹ tăng cao.

Vai trò của calci với sức khỏe phụ nữ mang thai

Calci là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, từ hình thành nên hệ xương, tới đảm bảo hoạt động của cơ bắp, hệ tuần hoàn và dây thần kinh. Trong suốt thai kỳ, calci là nguyên tố quan trọng cho sự hình thành và phát triển xương, răng, trí tuệ của bé.

Bổ sung đầy đủ calci khi mang thai giúp người mẹ giảm nguy cơ gặp các biến chứng trong thai kỳ như rối loạn huyết áp, tiền sản giật. Nếu trong chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ lượng calci theo khuyến nghị, cơ thể mẹ sẽ lấy calci từ xương để cung cấp cho thai nhi.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu calci trong thai kỳ bình thường khoảng 1.200mg/ngày. Còn theo Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, người mẹ từ 19-30 tuổi cần bổ sung ít nhất 1.000mg calci từ chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng. Người mẹ từ 31-50 tuổi có nhu cầu cao hơn, khoảng 1.300mg calci.

Thực phẩm giàu calci phù hợp cho bà bầu

 

bà bầu cần tăng cường ăn thêm các thực phẩm giàu calci như chế phẩm từ sữa, rau cải, cá

Bà bầu cần tăng cường ăn thêm các thực phẩm giàu calci như chế phẩm từ sữa, rau cải, cá.

Nguồn calci tốt nhất đến từ chế phẩm từ sữa như sữa tươi, phomai và sữa chua. Một số loại rau lá xanh cũng cung cấp một lượng nhỏ calci. Bên cạnh đó, trên thị trường có các loại nước ép, ngũ cốc, bánh mì, chế phẩm từ đậu nành được bổ sung khoáng chất quan trọng này. Tôm đồng, cua, cá nhỏ có thể ăn cả xương cũng là nguồn calci dồi dào.

Bà bầu nên đọc kỹ bảng thành phần sản phẩm để tính toán được nhu cầu calci trong bữa ăn hàng ngày. Ví dụ, một cốc sữa chua không đường, ít béo chứa khoảng 415 mg calci.

Thực phẩm chức năng bổ sung calci có thể cân nhắc sử dụng khi chị em không dung nạp sữa, ăn chay hoặc không chế độ ăn không đáp ứng đủ calci. Hai dạng calci thường gặp gồm:

- Calci carbonate: Phổ biến nhất, giá thành rẻ và nên uống cùng bữa ăn.

- Calci citrate: Có thể uống khi đói hoặc cùng bữa ăn đều được.

Lưu ý khi bổ sung calci dạng thực phẩm chức năng

Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung calci nên chia thành nhiều lần uống để có kết quả tốt nhất

Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung calci nên chia thành nhiều lần uống để có kết quả tốt nhất.

Calci được hấp thụ tốt nhất khi dùng với liều lượng nhỏ hơn 500mg/lần dùng. Ví dụ, bà bầu nên bổ sung 500mg vào bữa sáng và 500mg vào bữa tối. Một số thực phẩm bổ sung calci cũng có chứa vitamin D, giúp cơ thể hấp thu calci dễ dàng hơn.

Thực phẩm bổ sung calci có thể gây ra tác dụng phụ như đầy hơi, chướng bụng, táo bón. Để có thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ mang thai nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh dư thừa lượng calci.

Thừa calci làm tăng nguy cơ sỏi thận và cản trở việc hấp thụ các vi chất quan trọng khác (như sắt, kẽm). Giới hạn bổ sung calci với phụ nữ mang thai là không quá 2.500mg/ngày.

 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự cần thiết của Omega-3 với phụ nữ mang thai và trẻ em.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm