Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biện pháp phòng dịch COVID-19 khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Xe bus và những phương tiện vận tải hành khách số lượng lớn là địa điểm có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao. Do đó, nếu thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sau.

Biện pháp phòng dịch COVID-19 khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng rất dễ lây nhiễm virus nên cần phải có phương án đảm bảo an toàn mùa dịch

Tối 31/1, Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn, yêu cầu từ ngày 25-29/1 (từ 6-7h và 15-18h), những người liên quan đến xe bus tuyến 74 tại Hà Nội có lộ trình đi giữa Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Bến xe Mỹ Đình liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ. Thông báo này liên quan tới bệnh nhân 1815 (con trai ruột bệnh nhân 1814), là nam, sinh năm 2000, là sinh viên Khoa Kỹ thuật phần mềm, trường Đại học FPT - Hòa Lạc.

Xe bus, xe khách, tàu hỏa và đường sắt đô thị (đang thử nghiệm) là những phương tiện giao thông có lượng lớn hành khách ở trong không gian kín. Đây là môi trường có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao. Đặc biệt, với xe bus nội thành, đối tượng hành khách chủ yếu là học sinh, sinh viên và người cao tuổi.

Hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng cần làm gì?

Hành khách trên phương tiện giao thông công cộng phải chủ động bảo vệ sức khỏe của mình

Để bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, người dân cần thực hiện các biện pháp sau khi tham gia phương tiện giao thông công cộng:

1. Khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở nên hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

2. Luôn sử dụng khẩu trang đúng cách trong quá trình di chuyển, khi tham gia phương tiện giao thông công cộng và tại nơi công cộng. Nên sử dụng khẩu trang y tế có ít nhất 4 lớp, khẩu trang vải đạt chuẩn.

3. Che kín miệng và mũi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc mặt trước khuỷu tay khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đựng rác kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định.

Sát khuẩn tay trước khi cầm nắm các bề mặt trên phương tiện

4. Chủ động mang theo dung dịch sát khuẩn, gel rửa tay khô chứa ít nhất 60% cồn. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, thải bỏ khăn giấy và khi rời khỏi phương tiện giao thông.

5. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

6. Hạn chế tiếp xúc với các bề mặt, nói chuyện, ăn uống trên phương tiện giao thông.

7. Không khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng.

8. Nếu thấy bản thân hoặc hành khách cùng đi có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở nên thông báo ngay cho người quản lý phương tiện để có biện pháp hỗ trợ kịp thời và tránh tiếp xúc gần với hành khách đó.

9. Sau khi kết thúc chuyến đi, nếu có xuất hiện một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, liên hệ đường dây nóng của Bộ Y tế (1900 9095) hoặc Sở Y tế địa phương để được tư vấn và cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện giao thông bạn đã đi, đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

Hành khách sử dụng ứng dụng đặt xe cần làm gì?

Đảm bảo an toàn khi di chuyển bằng taxi, ứng dụng đặt xe

Khi có nhu cầu di chuyển bằng taxi hoặc các ứng dụng đặt xe, hành khách cần tuân thủ 9 quy định được Bộ Y tế khuyến cáo ở trên. Ngoài ra, bạn nên yêu cầu tài xế mở cửa sổ, sử dụng thông gió tự nhiên trên phương tiện, không sử dụng máy lạnh nếu không cần thiết.

Một số lưu ý khác

- Cài đặt ứng dụng Bluezone tại https://bluezone.gov.vn/ để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và kiểm soát các trường hợp tiếp xúc gần.

- Hạn chế ra ngoài trong giờ cao điểm nếu không thật sự cần thiết. Không tụ tập thành đám đông, nói chuyện, ăn uống khi đứng tại điểm chờ xe bus, bến xe, nhà ga...

- Hành khách hợp tác, tuân thủ quy định giãn cách ghế, đeo khẩu trang khi được phụ xe bus, nhà xe yêu cầu.

- Dùng dung dịch sát khuẩn vệ sinh các bề mặt cầm nắm như tay vịn, cửa kính, ghế ngồi... trước khi sử dụng phương tiện công cộng.

- Sau khi di chuyển trên các phương tiện công cộng trong thời gian dài, nên thay quần áo ngoài và giặt sạch với xà phòng.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm virus corona mới (2019-nCoV)

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm