Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bí quyết giúp trẻ chậm lớn ăn ngon và tăng cân đúng chuẩn

Chế độ ăn uống không hợp lý, trong đó thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ nhỏ. Đây là tình trạng phổ biến, nếu để kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn… Vậy cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào để giúp trẻ ăn ngon và tăng cân đúng chuẩn?

Trẻ biếng ăn, chậm lớn do thiếu kẽm

Ngoài nguyên nhân do trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh hô hấp, tiêu hóa… thì thiếu kẽm là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn.

Kẽm là vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng và phân chia tế bào, kích hoạt tăng trưởng chiều cao, cân nặng và phát triển xương ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên. Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiễm trùng. Đặc biệt, kẽm có tác dụng điều hoà vị giác và cảm giác ngon miệng… 

Ngoài ra, kẽm còn giúp hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác như: magnesium (Mg), mangan(Mn), đồng (Cu)...

Trẻ bị thiếu kẽm thường có biểu hiện suy giảm tiêu thụ năng lượng như chán ăn, giảm ăn, giảm bú, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn; khó ngủ, mất ngủ, quấy khóc; hay mắc bệnh hô hấp, tiêu hóa… Trẻ chậm tăng cân và chiều cao, dễ bị suy dinh dưỡng…

Thực phẩm nào tốt cho trẻ biếng ăn, chậm lớn? - Ảnh 2.

Trẻ bị thiếu kẽm thường có biểu hiện biếng ăn, giảm ăn, chậm tiêu...

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi nếu bú mẹ hoàn toàn thì cơ thể bé có đủ lượng kẽm cần thiết. Khi trẻ trên 6 tháng tuổi, bắt đầu chế độ ăn dặm, cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ nên bổ sung kẽm cho bé bằng những thực phẩm tự nhiên như tôm, cua, rau bina, nấm… với lượng phù hợp hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ. Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày còn ở trẻ từ 1 đến 10 tuổi khoảng 10mg/ngày.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
Xem thêm