Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bé kín thóp sớm hay muộn đều đáng lo

Thóp của trẻ liền quá sớm sẽ hạn chế sự phát triển của não, ảnh hưởng đến trí tuệ. Nếu thóp đóng lại muộn có thể là biểu hiện của còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to bất thường. Vì vậy các bà mẹ cần chú ý quan sát tới những thay đổi của thóp đầu trẻ để có phương pháp chăm sóc thích hợp.

Thóp đầu là gì?

Phần đỉnh đầu của trẻ có một phần xương chưa khép hoàn toàn gọi là thóp đầu hoặc cửa đỉnh đầu. Nhiều người nghĩ thóp đầu chỉ có một phần duy nhất nhưng thực ra nó có đến 2 phần. Phần thóp trước có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Trong khi thóp sau gần như khép lại sau khi đứa trẻ chào đời (nếu còn lại chỉ rất nhỏ như đầu móng tay và sau 4 tháng chào đời gần như đã khép hẳn) thì thóp trước lại trải qua một quá trình thay đổi liên tục. Trẻ sơ sinh có thóp trước trung bình là 2,1cm, dao động từ 0,6 - 3,6cm. Điều đặc biệt là với trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau.

Thóp của trẻ mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lại có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể. Rất nhiều bệnh ở trẻ em gây biến đổi thóp, vì thế người thày thuốc coi thóp như là một cái "cửa sổ" qua đó để nhìn và xác định bệnh tật của trẻ, còn chúng ta nếu chịu khó quan sát thì thông qua sự thay đổi của thóp có thể tự xác định được bệnh của trẻ.

Thời gian thóp khép lại

Lúc bình thường, khi trẻ mới sinh ra, thóp trước có kích thước là 2,5 x 2,5 cm (đường nối trung điểm của hai cạnh đối diện). Sau khi sinh 2-3 tháng, thóp sẽ rộng ra theo sự tăng to của chu vi đầu trẻ, về sau dần dần thu nhỏ, tháng 12-18 thì khép lại. Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, chậm nhất 4 tháng sau khi sinh là phải khép lại.

Cảnh giác khi thóp đóng sớm hoặc muộn

Thóp (thường chỉ thóp trước) khép lại sớm hay muộn phản ánh quá trình cốt hóa xương đầu của trẻ có bình thường hay không. Khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biểu hiện của bệnh lý.

Thóp đóng sớm

Nếu thóp trẻ khép lại quá sớm có thể là não nhỏ, hoặc xương đầu cốt hóa quá sớm, hạn chế sự phát triển của đại não. Vì thế mà trí tuệ trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.

Người ta cho rằng, thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh thiếu chất hoặc do khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X-quang gây nên; cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.

Thóp trước lõm có thể trẻ đang thiếu nước

Thóp đóng muộn

Ngược lại, nếu thóp và khe xương không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém, do bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, hay não to lên khác thường gây nên. Có một số người cho rằng đầu trẻ to, thóp rộng là dấu hiệu trẻ thông minh. Đó là một sự nhận thức phiến diện, khi thấy đầu trẻ to, thóp to rộng thì cần cảnh giác.

Trẻ tròn một tuổi, thóp có thể đóng lại hoàn toàn.​

Cách quan sát trạng thái, tính chất của thóp

Thóp bình thường thì bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng. Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như xuất huyết não, viêm màng não, não úng thủy... Khi trẻ khóc, thóp cũng nhô lên. Do đó khi phân biệt thóp có đầy lên không, cần lấy trường hợp thóp sờ thấy bình thường khi trẻ bình tĩnh làm tiêu chuẩn.

Thóp trước lõm xuống có thể thấy ở những trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng.

Lưu ý: Mỗi khi trẻ khóc, thóp vẫn nhô lên. Đây là trường hợp bình thường, bố mẹ không nên lo lắng.

Theo Khoa học TV
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm