Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 yếu tố làm bạn lão hóa nhanh hơn

Khi chúng ta già đi quá trình lão hóa cũng xảy ra, đó cũng là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên quá trình già hóa có thể diễn ra nhanh hơn bình thường khi chúng ta tiếp xúc với các yếu tố có hại từ môi trường sống.

Cơ thể con người là một sự kết hợp hoàn hảo giữa các cơ quan bộ phận, trong đó các hoạt động diễn ra dưới sự cân bằng giữa 2 quá trình: sản sinh tế bào mới và đào thải tế bào già cỗi. Những người bắt cơ thể của mình hoạt động quá mức khiến các tế bào phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường, do vậy, thường cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn, và nói chung, tuổi thọ của họ sẽ ngắn hơn so với những người chăm sóc các cơ quan của họ tốt hơn.

Để hạn chế quá trình lão hóa, mọi người cần lưu ý các yếu tố và hoạt động có khả năng gây lão hóa:

1. Thuốc lá: Những người hút thuốc da dần dần sẽ trở nên nhăn, khô và chảy xệ. Điều này là do da tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ khói thuốc lá (ví dụ: benzen, formaldehyde, ammonia, acetone, carbon monoxide, asen, hydrogen cyanide, chì, carbon monoxide …). Những yếu tố này không chỉ tiêu diệt tế bào, chúng còn có thể gây ung thư.

2. Bệnh tật.  Có những bệnh không phòng được nhưng nhiều bệnh có thể phòng tránh hoặc giảm cơ hội mắc, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường tình dục (giang mai, herpes, lậu, Chlamydia…). Những bệnh này có thể tránh được bằng cách quan hệ tình dục an toàn.

Ngoài ra, vệ sinh cá nhân có thể bảo vệ con người chống lại các bệnh như lao, viêm gan, viêm màng não….Một khi bệnh tật đã phát triển, nó có thể gây tổn thương những cơ quan rất quan trọng của cơ thể.

3. Trầm cảm. Trầm cảm không phải là việc đôi khi bạn cảm thấy buồn hoặc vì lý do thông thường như: mất việc, mất người thân, mắc bệnh nan y…. Những cảm xúc này là bình thường và sẽ không có khả năng làm cho bạn già đi nhanh hơn.

Tuy nhiên, trầm cảm lâm sàng đã được chứng minh là ảnh hưởng đến cơ thể bằng nhiều cách tiêu cực. Trong thực tế, nó thường gắn liền với sự phát triển hay những đợt cấp của bệnh tim, tiểu đường, béo phì, bệnh mất trí nhớ và ung thư. Nó cũng có thể làm cho cơ thể con người ít có khả năng đối phó với sự căng thẳng hoặc có hệ miễn dịch yếu.

4. Căng thẳng. Nhiều thứ có thể làm cho con người bị căng thẳng. Căng thẳng làm cơ thể sản xuất quá nhiều hormone và các chất sinh hóa ví dụ như adrenalin, chất có liên quan đến bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí ung thư và quá trình già hóa.

5. Tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời và những căng thẳng về da khác. Nếu không có tầng ozone, bức xạ vũ trụ từ không gian và tia cực tím từ mặt trời có lẽ đã quét sạch mọi sự sống trên hành tinh này, bằng cách liên tục gây tổn hại các tế bào da. Tuy nhiên, kể cả khi có tần ozone bảo vệ, nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng và yếu tố gây stress da khác ( đèn mặt trời, hóa chất, bức xạ…) cũng có nguy cơ bị ung thư da hay già hóa sớm.

6. Rượu và chất kích thích: Rượu có tác động lão hóa giống như khói thuốc lá. Chúng được ví như là "ma túy hợp pháp’’. Tất cả các loại thuốc này làm cho người ta già đi nhanh hơn bằng cách phá hủy hệ thống tế bào khỏe mạnh của cơ thể.  Tế bào không có khả năng tái tạo đồng nghĩa với thoái hóa. Câu hỏi đặt ra là "Tại sao chính chúng ta muốn làm trầm trọng thêm một cơ chế sinh học đã đang giảm một cách tự nhiên?"

7. Thiếu ngủ và ngủ kém. Giấc ngủ sâu đóng vai trò rất quan trọng. Trong lúc ngủ, cơ thể có một cơ hội để xây dựng lại các tế bào, cho phép các cơ quan nghỉ ngơi và chuẩn bị cho căng thẳng và thách thức của ngày hôm sau.

8. Thiếu dinh dưỡng hợp lý. Cơ thể chúng ta cần một số vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hàng ngày. Những dinh dưỡng tốt nhất từ ​​tự nhiên như trái cây, rau quả, ngũ cốc, các loại hạt, các sản phẩm từ sữa, và các loại thịt. Vitamin và khoáng chất bổ sung có thể đóng một vai trò nhất định. Nếu không đủ năng lượng các tế bào của cơ thể không thể tái tạo đúng cách, các cơ quan không hoạt động tốt, và các bộ phận khác của cơ thể teo hoặc kém chức năng,  là biểu hiện quá trình lão hóa sớm.

9. Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường là khó kiểm soát nhất trong danh sách này. Dù muốn hay không, có rất nhiều chất gây ô nhiễm trong không khí, nước và thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Thực phẩm chế biến sẵn chứa các chất bảo quản, chất nhũ hoá, hương vị, các chất tăng cường sự thèm ăn, và điều đặc biệt là chất làm ngọt nhân tạo (sản phẩm có độc tính cao), có khả năng gây tổn hại tế bào.

Tất cả những điều này làm cho cơ thể chúng ta làm việc nhiều hơn, do đó làm giảm hiệu quả sinh học tự nhiên và tuổi thọ. Trong khi một số chất gây ô nhiễm trong môi trường khó thay đổi, có nhiều yếu tố có thể thay đổi được.Bất cứ khi nào có thể, dùng các loại thực phẩm nguồn gốc tự nhiên; giảm việc tiêu thụ lượng thực phẩm chế biến; các bữa ăn cân đối; và tham gia giảm thiểu ô nhiễm và quản lý tốt hơn các nguồn ô nhiễm.

10. Thiếu tập thể dục. Các chuyên gia đồng ý rằng tập thể dục có lẽ là một trong những cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất để giúp cơ thể con người luôn khỏe mạnh và trẻ trung.  Tập thể dục, tuy không thể quay ngược thời gian, và cũng không thể ngăn chặn quá trình lão hóa, nhưng nó có thể giúp cho cơ thể của bạn làm việc hiệu quả hơn, do đó làm tăng tái tạo tế bào và giúp các cơ quan chức năng hoạt động tốt.

Như vậy, lão hóa là một quá trình tự nhiên chúng ta không thể tránh được. Nhưng chúng ta có thể thay đổi thói quen giúp làm chậm quá trình này, điều đó không chỉ cải thiện tuổi thọ trung bình, mà còn phòng tránh được nhiều bệnh (hoặc ít nhất là giảm thiểu nguy cơ) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
CTV Bích Liên (Theo wellness.com)
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm