Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bắt nạt học đường: Cách nhận biết và giúp đỡ con trẻ

Có nhiều biểu hiện dễ nhận thấy mà bố mẹ nên lưu tâm để có thể kịp thời phát hiện và bảo vệ con mình trước nguy cơ bị bắt nạt tại trường lớp.

Không ai muốn con mình trở thành kẻ bắt nạt hoặc là nạn nhân của vấn nạn này tại trường học. Phụ huynh dù có lo lắng đến bao nhiêu cũng không thể tận mắt quan sát và che chở cho con khi chúng không ở nhà. May mắn thay, vẫn có những dấu hiệu giúp các bậc cha mẹ nhận biết được tình trạng bắt nạt học đường và có hành động phù hợp để bảo vệ con cái của mình.

Đồ đạc, tư trang bị mất hoặc hư hỏng

Bắt nạt học đường: Cách nhận biết và giúp đỡ con trẻ - Ảnh 1.

(Ảnh: Brightside)

Các cuộc khảo sát cho thấy khoảng 29% trẻ bị bắt nạt có tổn thương về thể chất. Phụ huynh cần lưu ý đến các đồ vật của con. Những hiện tượng như mất tư trang, hoặc tình trạng bị phá hoại ở bất kỳ mức độ nào, thường thấy qua sách vở, đồ dùng, quần áo hoặc phụ kiện,... đề có thể là dấu hiệu của việc bị trấn lột hoặc tấn công bởi người khác.

Giảm tự trọng đột ngột

Bắt nạt học đường: Cách nhận biết và giúp đỡ con trẻ - Ảnh 2.

(Ảnh: Brightside)

Bị bắt nạt khiến trẻ bắt đầu tự vấn về giá trị bản thân. Chúng cảm thấy mình đang bị nhục mạ, đối xử tệ mà không vì lý do gì. Kết quả là, lòng tự trọng của trẻ bắt đầu giảm đi. Trẻ sẽ thường không còn tin tưởng vào năng lực của bản thân, cúi đầu xuống khi đi bộ hoặc nói với giọng rất nhỏ. Chúng cũng sẽ không trò chuyện nếu không được gọi tên, nhắc đến trực tiếp, hoặc thậm chí tiêu cực hơn, là sẽ tránh né giao tiếp một cách hoàn toàn.

Khó ngủ, gặp ác mộng

Bắt nạt học đường: Cách nhận biết và giúp đỡ con trẻ - Ảnh 3.

(Ảnh: Brightside)

Nếu nhận thấy con bạn đột nhiên khó ngủ hoặc thường xuyên gặp ác mộng, đó có thể là dấu hiệu của việc bị bắt nạt. Nghiên cứu cho thấy, việc bị bắt nạt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của trẻ em. Do đó, hãy dành nhiều sự quan tâm đến thói quen và chất lượng giấc ngủ của con bạn.

Xa lánh bạn bè hoặc kết giao xã hội

Bắt nạt học đường: Cách nhận biết và giúp đỡ con trẻ - Ảnh 4.

(Ảnh: Brightside)

Nếu đứa trẻ thường chọn ở nhà thay vì đi gặp bạn bè, đó có thể là dấu hiệu của nỗi sợ hãi đang lớn dần. Hành động này có thể được giải thích bởi tâm lý muốn tránh những môi trường có khả năng cao gặp phải những kẻ bắt nạt. Trẻ nhỏ không thể tự ý bỏ học và không đến trường vì sợ bố mẹ biết được, do đó, chúng sẽ chọn cách ở nhà nhiều và lâu hơn để tránh né những đối tượng đe dọa mình ở trường học.

Ngừng hoặc giảm tương tác với gia đình

Bắt nạt học đường: Cách nhận biết và giúp đỡ con trẻ - Ảnh 5.

(Ảnh: Brightside)

Khoảng 1/5 số học sinh bị bắt nạt cho biết mối quan hệ của các em với các thành viên trong gia đình cũng gặp phải căng thẳng. Con có thể ở cùng phòng với bố mẹ nhưng không đóng góp gì vào cuộc trò chuyện. Trường hợp khác có thể là con trẻ bắt đầu dành nhiều thời gian hơn trong phòng riêng. Đây là điều cực kỳ “đáng nghi”, đặc biệt là khi trước đó đứa trẻ không hề có vấn đề hay xích mích nào với thành viên trong gia đình.

Thay đổi thái độ đột ngột với bố mẹ

Bắt nạt học đường: Cách nhận biết và giúp đỡ con trẻ - Ảnh 6.

(Ảnh: Brightside)

Bị bắt nạt có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ. Các con có thể bắt đầu bộc lộ những thay đổi trong cách xử lý cảm xúc. Nếu bị đối xử tệ ở trường, rất có thể con trẻ sẽ cố tình làm những điều sai trái do ảnh hưởng từ hành động của kẻ bắt nạt trong vô thức. Đứa trẻ có thể bắt đầu gây hấn với anh chị em hoặc thậm chí là cha mẹ. Với trẻ nhỏ, đây là một dạng nỗ lực để chúng cảm thấy mình đang lấy lại được kiểm soát.

Hỏi xin tiền hoặc vòi vĩnh một cách bất thường

Bắt nạt học đường: Cách nhận biết và giúp đỡ con trẻ - Ảnh 7.

(Ảnh: Brightside)

Bắt nạt học đường có thể có nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là về vật chất, bằng lời nói hay qua mạng xã hội. Những kẻ trấn áp có thể gây áp lực lên nạn nhân, buộc các em phải cung cấp tiền hoặc các món đồ cho chúng. Để không bị hành hung, trẻ thường phải hỏi xin tiền từ bố mẹ, vòi vĩnh mua sắm hoặc nhận quà nhiều hơn mức cần thiết thông thường.

Thương tích lạ, khó giải thích

Bắt nạt học đường: Cách nhận biết và giúp đỡ con trẻ - Ảnh 8.

(Ảnh: Brightside)

Trong trường hợp xấu, những kẻ bắt nạt có thể trở nên bạo lực về thể chất. Nếu con bạn đột nhiên bị thương hoặc bầm tím, đó có thể là dấu hiệu cho thấy chúng đang bị đối xử tệ và bị tấn công. Nếu thấy con không thể đưa ra lý do chính đáng hoặc hợp lý cho những xây xát trên người, bố mẹ hoàn toàn có cơ sở để lo lắng.

Làm sao để bảo vệ con trẻ khỏi nạn "bắt nạt học đường"

Các bậc cha mẹ có thể áp dụng 4 cách sau đây để ngăn chặn và bảo vệ con mình trước tình trạng bắt nạt học đường.

- Giải thích cặn kẽ cho trẻ hiểu thế nào là bắt nạt. Bằng cách này, các con sẽ biết khi nào nên phản kháng hoặc báo lại với người lớn để giải quyết.

- Đảm bảo giao tiếp thường xuyên giữa bố mẹ và con cái. Như vậy, khi có bất kỳ vấn đề hay khuất mắc nào xảy ra, con trẻ sẽ sẵn sàng chia sẻ với bố mẹ để nhận được sự trợ giúp.

- Khuyến khích con khám phá, thử nghiệm và rèn luyện kỹ năng và sở thích riêng của mình. Điều này sẽ giúp trẻ nhỏ phát triển sự tự tin và tự trọng, nhờ đó đẩy lùi nguy cơ trở thành nạn nhân của những kẻ bắt nạt ở trường lớp.

- Là một tấm gương tốt để con cái noi theo. Khi bố mẹ là hình mẫu tốt về cách cư xử đúng mực, con trẻ sẽ học hỏi sự tử tế, tôn trọng người khác và hiểu rằng những hành vi bất công là không thể chấp nhận được.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảnh báo vấn nạn bắt nạt học đường bằng công nghệ.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm