Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bảo quản thực phẩm mùa nóng sao cho an toàn?

Người nội trợ cần nắm giữ các nguyên tắc bảo quản thực phẩm trong mùa nóng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong chính căn bếp nhà mình.

Sử dụng tủ lạnh đúng cách để bảo quản thực phẩm trong mùa nóng.

Thực phẩm nào có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum?

Tháng 8/2020, ở Việt Nam có 9 ca bệnh bị ngộ độc nghiêm trọng sau khi ăn pate Minh Chay. Nguyên nhân chính được xác định là do độc tố botulinum của vi khuẩn clostridium botulinum có trong thực phẩm đóng hộp.

Vừa qua, tình trạng ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay đã xảy ra với 6 người tại Bình Dương sau một bữa ăn chay. Đến nay, vụ ngộ độc này đã xác định được 6 nạn nhân, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.

Theo bà Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, các vụ ngộ độc do botulinum vốn rất hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây gặp nhiều và liên quan đến những bữa ăn tự nấu, chế biến thủ công tại hộ gia đình.

Vi khuẩn clostridium botulinum sinh ra trong môi trường yếm khí. Bất cứ sản phẩm nào bảo quản trong môi trường yếm khí (như đóng hộp, hun khói, lên men yếm khí hoặc hút chân không) đều có thể sinh ra vi khuẩn này.

Không sử dụng thực phẩm đóng gói có dấu hiệu hỏng, biến chất.

Đặc biệt, trong vụ ngộ độc ở Bình Dương, món pate bị phồng nắp, khi ăn mọi người đều cảm nhận có vị chua. Phó Cục trưởng cảnh báo, người dân cần kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng với thực phẩm đóng hộp, không sử dụng thực phẩm hết hạn, có dấu hiệu phồng, bẹp, mùi vị màu sắc thay đổi.

Bảo quản thực phẩm trong mùa nóng

Khi thời tiết cả 3 miền có dấu hiệu tăng nhiệt độ, người dân chỉ nên mua lượng thực phẩm vừa phải cho bữa ăn, đồng thời có biện pháp bảo quản thực phẩm tại nhà sao cho khoa học. Một số nguyên tắc sau giúp thực phẩm không bị ôi thiu hoặc sản sinh ra vi khuẩn nguy hiểm trong những ngày nắng nóng:

Kiểm soát nhiệt độ của tủ lạnh, tủ đông

Trong thời tiết nắng nóng, thực phẩm sẽ có thời hạn sử dụng dài hơn khi được bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông. Đặc biệt, thịt cá, thủy hải sản cần được giữ lạnh để không ôi thiu, biến chất.

Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh không được vượt quá 5 độ C, trong khi đó, tủ đông hoặc ngăn đá nên duy trì ở âm 15 đến âm 18 độ C. Bạn chỉ nên chuyển thịt cá từ ngăn đá xuống ngăn lạnh nếu có ý định chế biến trong ngày hôm sau.

Nhanh chóng cất thực phẩm vào tủ lạnh

Ở các siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn, các chế phẩm từ sữa và thịt luôn được bảo quản lạnh để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, khi có ý định đi chợ, hãy mua những thực phẩm này sau cùng và về nhà ngay sau khi mua đồ.

Sau khi mang thực phẩm về nhà, bạn cần thực hiện các bước sơ chế cần thiết và cất ngay vào tủ lạnh, tủ đông.

Không bảo quản thực phẩm tươi sống với đồ ăn chín

 Đồ ăn chín cần được đựng trong hộp kín trước khi cho vào tủ.

Thực phẩm tươi sống nên được bọc kín và giữ ở những ngăn dưới thấp của tủ lạnh. Trong khi đó, rau quả hoặc đồ ăn đã nấu chín cần được đặt ở những ngăn trên cao để phòng ngừa vi khuẩn lây nhiễm từ trên xuống dưới. Khi sơ chế thực phẩm, bạn cũng nên dùng thớt khác nhau cho thịt và rau củ.

Không nhồi nhét đồ vào tủ lạnh, tủ đông

Nhồi nhét nhiều đồ ăn vào tủ lạnh làm giảm hiệu năng của thiết bị.

Trong thời tiết nóng, các thiết bị điện tử phải làm việc vất vả hơn để giữ lạnh thực phẩm. Người nội trợ nên dành thời gian sắp xếp đồ ăn, thức uống trong tủ lạnh theo nhu cầu sử dụng, đồng thời không để thực phẩm chèn ép vào cạnh tủ, gây cản trở khí lạnh lưu thông.

Đồ ăn chín cần được hâm nóng trước khi ăn

Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong thời tiết nóng, bạn không nên để thức ăn chín ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng. Nếu nhiệt độ trong ngày cao hơn 32 độ C, đồ ăn rất nhanh hỏng nếu để ở ngoài quá 1 tiếng.

Để đảm bảo an toàn, thức ăn chín bảo quản trong tủ lạnh cần được hâm nóng, đun sôi đến tối thiểu 75 độ C trước khi ăn. Ví dụ, độc tố botulinum bắt đầu biến tính và giảm độc sau 2 phút đun ở 100 độ C, đun đến 10 phút có thể bị biến mất hoàn toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tủ lạnh và bảo quản thực phẩm an toàn.

Quỳnh Trang - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

Xem thêm