Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Báo động ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Mới đây, bản đồ của Đại học Yale được tạp chí Forbes Việt Nam dẫn lại thể hiện màu đỏ và đỏ sẫm chủ đạo tại khu vực miền Bắc, Việt Nam - cho thấy nơi này là khu vực bị ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước, trong đó, nặng hơn cả là Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Tháng 5 năm 2018, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Hà Nội có tới hơn 60,000 ca tử vong do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm phổi ở Việt Nam năm 2016 có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Theo các chuyên gia: Không khí sạch là một yêu cầu cơ bản cho sức khỏe con người và hạnh phúc. Đó là lý do tại sao WHO đang phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các bên liên quan ở Việt Nam để nâng cao nhận thức về ô nhiễm không khí và xác định các cách bảo vệ mọi người khỏi tác động của ô nhiễm không khí.

Mức độ ô nhiễm không khí hiện đang ở mức cao nguy hiểm tại nhiều nơi ở Châu Á. WHO ước tính có 9 trong số 10 người trên thế giới hít thở không khí chứa nhiều chất gây ô nhiễm. Và điều này dẫn đến 7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.

“Ô nhiễm không khí đe dọa tất cả chúng ta, nhưng chịu thiệt thòi nhất là những người nghèo thu nhập thấp. Nếu chúng ta không hành động khẩn cấp, chúng ta sẽ không bao giờ đến gần được khái niệm “Phát triển bền vững” trong tương lai.”

Các hạt cát mịn trong không khí ô nhiễm xâm nhập sâu và phổi và hệ tim mạch. Trong số 2,2 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí ở khu vực Tây Thái Bình Dương năm 2016 có 29% là do bệnh tim mạch, 27% do đột quỵ, 22% bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính, 14% ung thư phổi và 8% viêm phổi.

Hành động vì sức khỏe cộng đồng

Hiện nay, WHO đang hoàn thiện cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí ở hơn 4,300 thành phố và hơn 108 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nó ngày càng trở nên hoàn thiện để trở thành cơ sở dữ liệu toàn diện nhất trên thế giới về thống kế ô nhiễm không khí môi trường xung quanh.

Cơ sở dữ liệu thu thập nồng độ trung bình hàng năm của các hạt cát mịn (PM10 và PM2.5). PM2.5 bao gồm các chất gây ô nhiễm, chẳng hạn như sulfate, nitrat và carbon đen, gây ra những rủi ro lớn nhất đối với sức khỏe con người. Các khuyến nghị về chất lượng không khí của WHO kêu gọi các nước giảm mức ô nhiễm không khí xuống giá trị trung bình hàng năm là 20 μg / m3 đối với PM10 và 10 μg / m3 đối với PM2.5.

Trong năm 2016, các con số này là 102,3 μg / m3 đối với PM10 và 47,9 μg / m3 đối với PM2.5 ở Hà Nội và 89,8 μg / m3 đối với PM10 và 42 μg / m3 đối với PM2.5 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Bộ Y tế Công cộng - các yếu tố môi trường và xã hội của WHO cho biết: “Nhiều siêu đô thị trên thế giới vượt quá mức độ hướng dẫn của WHO về chất lượng không khí gấp 5 lần. “Chúng tôi đang chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kinh ngạc về mặt chính trị cũng như những khó khăn trong lĩnh vực y tế công cộng hiện nay. Sự gia tăng ở các thành phố được ghi lại qua dữ liệu phản ánh mức độ ô nhiễm không khí cũng như những cam kết đánh giá và giám sát chất lượng không khí”.

Theo Báo cáo năm 2013 về ô nhiễm không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở Việt Nam, các nguồn ô nhiễm không khí chính là giao thông, sản xuất công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ và quản lý chất thải không đúng cách.

Ô nhiễm không khí không hề có biên giới. Cải thiện chất lượng không khí là giải pháp hiệu quả nhất để đem lại những tác động tích cực cho sức khỏe con người.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Tác hại của không khí ô nhiễm đến sức khỏe trẻ em

Ths.Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WHO
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm