Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn đã biết những lợi ích này của ngải cứu?

Ngải cứu là một loại rau quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ dùng để chế biến các món ăn, ngải cứu còn được xem là một loại thuốc hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh khác nhau.

Cây ngải cứu có tên khoa học là  Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Dân gian còn gọi với các tên khác như ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải… Cây được dùng lá và thân non tươi để chế biến nhiều món ăn, lá phơi khô được dùng để làm ngải trong phương pháp cứu của Đông y.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, các chất khiến cho ngải cứu có vị đắng lại có tác dụng làm sạch các kí sinh trùng có hại như giun đũa, giun sán và các độc tố ra khỏi cơ thể. Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của ngải cứu mang lại:

Thúc đẩy hệ tiêu hóa

Ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Chính vì lợi ích này nên ngải cứu có tác dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngải cứu còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm đau bụng, đầy hơi và khí đốt. 

Ngoài ra, ngải cứu hỗ trợ chữa lành các vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân… Các nghiên cứu cho thấy, trong ngải cứu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu, thành phần này hoạt động như chất gây tê nhẹ, giúp làm giảm cơn đau nhức tại khớp bị viêm. Bên cạnh đó là sự góp mặt của flavonoid, hoạt chất có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau rất tốt.

Giúp giảm đau

Chất đắng trong ngải cứu được tạo thành từ các hợp chất absinthin và anabsinthine còn có đắc tính kháng viêm tự nhiên. Khi được cơ thể hấp thu chúng sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng và nóng đỏ do căng bệnh viêm khớp gây ra.

Ngoài ra, ngải cứu có tác dụng giảm đau bụng kinh và kích thích chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Kiểm soát triệu chứng bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột (IBD). Nó gây ra viêm màng đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và suy dinh dưỡng trầm trọng. Theo nghiên cứu, các chất chứa trong ngải cứu có tác dụng làm lành quá trình bệnh Crohn.

Điều trị sốt sét

Bệnh sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt.

Sử dụng trà ngải cứu có tác dụng điều trị, ngăn ngừa bệnh sốt rét thông thường rất hiệu quả.

Những trường hợp không nên dùng ngải cứu

- phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng ngải cứu: Bởi khi ăn loại rau này sẽ khiến co bóp cổ tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

- Người bị bệnh viêm gan.

- Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Ngải cứu giúp lợi tiểu, nhuận tràng nhưng nếu người bị rối loạn đường ruột cấp thì không nên ăn vì nó khó kiểm soát và khiến bệnh ngày càng trở nặng hơn.

- Người bị bệnh xơ vữa động mạch vành, bệnh sỏi thận…

Tham khảo thông tin tại bài viết: Giải pháp chữa đau nhức xương khớp từ ngải cứu

Lê Tuyết H+ ( Theo foodnews) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm