Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn có biết, đánh vào mông trẻ cũng gây hậu quả khôn lường?

Nếu hành vi đánh vào mông trẻ được lặp đi lặp lại, chúng có thể tăng các hành vi chống đối xã hội và gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Mới đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia đến từ Đại học Texas ở Austin (Mỹ) và Đại học Michigan đã được công bố, cho thấy trẻ em càng bị đánh đòn nhiều càng tăng khả năng thách thức cha mẹ và gia tăng các hành vi chống đối xã hội, hung hăng, gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần và khó khăn về nhận thức.

Bạn có biết, đánh vào mông trẻ cũng gây hậu quả khôn lường? - 1

Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Gia đình số tháng Tư là kết quả thu thập dữ liệu, phân tích trong vòng 50 năm, tiến hành trên 160.000 trẻ em. Các nhà nghiên cứu cho biết, đây là những phân tích đầy đủ nhất cho đến nay về các ảnh hưởng của đòn roi lên trẻ em, và cụ thể hơn là tác động của riêng việc đánh đòn, so với những báo cáo trước đó - bao gồm cả những hình phạt thể chất khác.

(Đối tượng cụ thể của nghiên cứu là hành vi dùng tay đánh vào mông trẻ, không phải là các hành vi trừng phạt thể chất chung chung).

"Nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào ảnh hưởng của việc đánh vào mông trẻ chứ không phải là những hành vi lạm dụng", Elizabeth Gershoff, một giáo sư về sự phát triển của gia đình và nhân văn tại Đại học Texas nói. 

"Chúng tôi thấy rằng việc đánh đòn gây ra những hậu quả ngoài ý muốn, và không có hiệu quả trong việc buộc trẻ tuân thủ ngay lập tức những quy tắc ở những lần sau như là cha mẹ chúng muốn khi sử dụng phương pháp dạy dỗ này".

Gershoff và đồng tác giả Andrew Grogan-Kaylor, một giáo sư công tác xã hội tại Đại học Michigan cho biết, việc đánh đòn (ở đây là dùng bàn tay đánh vào mông trẻ) có liên quan đáng kể với 13 trong số 17 kết quả mà họ đã nghiên cứu được, tất cả đều theo hướng bất lợi.

"Kết quả của nghiên cứu này là việc đánh đòn làm tăng khả năng của một loạt các hậu quả không mong muốn cho trẻ em. Khi bị đánh đòn, chúng thường làm ngược lại những điều cha mẹ muốn chúng làm", Grogan-Kaylor nói.

Gershoff và Grogan-Kaylor đã kiểm tra những người lớn từng bị đánh đòn khi còn nhỏ để tìm hiểu ảnh hưởng lâu dài của hình thức kỷ luật này. Những người thuở bé bị đánh đòn càng nhiều, thì càng nhiều khả năng thể hiện những hành vi chống đối xã hội và gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. 

Họ cũng có nhiều khả năng ủng hộ các hình phạt thể chất đối với con em của mình, và đây chính là điểm mấu chốt khiến cho thái độ đối với những hình phạt thể chất được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các nhà khoa học đã xem xét một loạt các nghiên cứu và đều nhất trí rằng, đánh đòn mang đến những hậu quả tiêu cực. 

Có đến 80% các bậc phụ huynh đánh vào mông con cái họ, theo một báo cáo năm 2014 của UNICEF. Gershoff lưu ý rằng, không có bằng chứng nào rõ ràng về tác dụng tích cực của việc lặp đi lặp lại hành động đánh vào mông con trẻ mà nó đặt ra một nguy cơ gây hại đến hành vi và sự phát triển của trẻ.

Cả đánh đòn và lạm dụng thể chất có liên quan tới cùng một hậu quả bất lợi cho con trẻ trong cùng một hướng và gần như cùng cường độ.

"Hầu hết trong chúng ta đều nghĩ rằng việc đánh vào mông trẻ và lạm dụng thể chất là những hành vi khác biệt", cô nói. "Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, việc đánh vào mông trẻ mang tới cùng một hậu quả với hành vi lạm dụng thể chất, chỉ là ở mức độ hơi thấp hơn".

Gershoff cũng lưu ý rằng kết quả nghiên cứu phù hợp với một số báo cáo mới được công bố gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh được gọi là "Chiến dịch tương tác và giáo dục cộng đồng về phương pháp luật lệ để giảm sự trừng phạt", bao gồm cả việc đánh đòn, như một cách để giảm lạm dụng thể chất con cái. 

"Chúng tôi hi vọng rằng, nghiên cứu của mình có thể giúp các bậc phụ huynh nhận thức được về tác hại tiềm tàng của hành động đánh vào mông trẻ và nhắc nhở họ cố gắng tìm các hình thức kỷ luật tích cực và không sử dụng trừng phạt thể chất".

Thụy Điển đã ra lệnh cấm đánh con vào năm 1979. Canada gần đây cũng đề xuất một bộ luật tương tự như vậy đã đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Trong khi đó, New Zealand cũng ra lệnh cấm bố mẹ tát con cái và trong một cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc, có đến 88% người dân nước này phản đối với lý do "không có nghiên cứu nào hợp lý về cái tát yêu của bố mẹ lại giống như một hành vi bạo lực gia đình".

Thanh Loan - Theo khampha.vn/Eurekalert
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

Xem thêm