Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Acid dạ dày mạnh tới mức nào?

Axit dạ dày - hay axit dịch vị, là một chất lỏng không màu được tạo ra bởi niêm mạc dạ dày. Nó có tính axit rất cao và giúp phân hủy thức ăn để tiêu hóa dễ dàng hơn. Điều này giúp cơ thể bạn hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn khi thức ăn di chuyển vào hệ thống đường tiêu hóa.

Để phân hủy mọi thứ từ thịt đến các loại thực phẩm dai hơn, cứng hơn hay thực phẩm có xơ thì axit dạ dày phải có tính axit rất cao. Do đó, cơ thể sản sinh ra mức axit dạ dày đảm bảo cho hoạt động tiêu hóa nhưng vẫn trong khoảng bình thường mà cơ thể cho phép. Điều này không gây ra bất kỳ bệnh lý hoặc biến chứng sức khỏe nào. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có những lỗi xảy ra. Khi dịch dạ dày có nồng độ axit thấp hoặc cao có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau.

Axit dạ dày mạnh như thế nào?

Axit dạ dày tiếp xúc với bất cứ thứ gì bạn ăn vào. Nó giúp chia nhỏ thức ăn thành các hạt dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời, nó cũng hoạt động như tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các mầm bệnh và vi khuẩn có thể gây bệnh cho đường tiêu hóa. Điều này khiến axit dạ dày phải là một chất có tính axit rất cao.

Để thực sự hiểu axit dạ dày mạnh như thế nào, trước tiên bạn cần hiểu cách đo mức axit của chất lỏng. Tính axit của chất lỏng được đo trên thang độ pH. Thang đo này nằm trong khoảng từ 0 đến 14. Mức độ pH càng thấp, mức độ axit của chất lỏng càng mạnh.

Ví dụ, axit trong các bình ác-quy có độ pH bằng 0. Đây là một axit mạnh. Độ pH càng cao, tính axit càng yếu dần. Ở mức 7,0 (giữa thang đo) là các chất lỏng trung tính, giống như nước tinh khiết.

Nguồn: Healthline

Đối với axit dạ dày, chúng có độ pH từ 1 đến 2. Điều này cho thấy nó có tính axit khá cao. Bạn cần biết rằng, axit trong các bình ác-quy có thể hòa tan các vật liệu như kim loại và xương. Khi so sánh với axit dạ dày, với độ pH chỉ của axit dạ dày chỉ thấp hơn một hoặc hai điểm, và chúng hoàn toàn có thể gây tổn hại lớn đến một số dạng vật chất chắc chắn nhất, kể cả xương và răng.

Axit dạ dày có cấu tạo là chất gì?

Mức độ pH thấp của axit dạ dày phần lớn là do một thành phần cấu thành: axit clohydric (HCl). Tuy nhiên, chỉ có một lượng rất nhỏ HCl trong axit dạ dày. Các thành phần khác bao gồm kali clorua (KCl) và natri clorua (NaCl).

Các tế bào lót của thành dạ dày của bạn tiết ra bộ ba chất này. Đồng thời, các tế bào cũng tiết ra một số enzym và chất nhầy. Chất nhầy này đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn để axit và các dịch vị khác không làm hỏng các cơ quan lân cận nhạy cảm.

Điều gì xảy ra nếu axit dạ dày của bạn thay đổi giảm thấp hoặc tăng quá cao?

Mức độ axit trong dạ dày của bạn thay đổi theo thời gian là điều hoàn toàn bình thường. Trong một số trường hợp nhất định như dùng thuốc hoặc căng thẳng tinh thần có thể gây cản trở hoạt động sản xuất HCl của cơ thể.

Nồng độ HCl thấp?

Khi nồng độ HCl thấp, bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng như: ợ hơi, đầy hơi, đau bụng, ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn kèm theo nôn, hay thậm chí là rụng tóc. Các biến chứng của nồng độ axit thấp mãn tính có thể khá đáng kể. Giai đoạn đầu của tình trạng này có thể dẫn đến khó tiêu hóa thức ăn và giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để hoạt động bình thường. Nếu không được điều trị, điều này có thể làm hỏng hệ thống đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe mạn tính khác.

Xử lý nồng độ HCl thấp

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông thường, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bổ sung HCl, hoặc có thể kê đơn các loại thuốc có men pepsin. Đây là loại enzyme này giúp tăng nồng độ axit trong dạ dày.

Các phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • kháng sinh để điều trị nhiễm trùng cơ bản
  • cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường bổ sung
  • uống thuốc đều đặn
  • giảm căng thẳng, áp lực trong cuộc sống

Nồng độ HCl cao?

Nồng độ axit trong dạ dày quá cao có thể dẫn đến một số biến chứng, bao gồm:

  • loét dạ dày
  • trào ngược axit dạ dày
  • bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Các triệu chứng của nồng độ HCl cao

  • buồn nôn hoặc nôn mửa
  • đầy hơi
  • đau vùng bụng, đau hơn khi bụng đói
  • bệnh tiêu chảy
  • ợ nóng
  • giảm sự thèm ăn
  • giảm cân không giải thích được

Xử lý nồng độ HCl cao

Tình trạng axit dạ dày cao thường được điều trị bằng thuốc. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng làm giảm tiết axit trong dạ dày. Bác sĩ có thể kê đơn PPI riêng lẻ hoặc kê đơn cùng với các loại thuốc khác cho bạn. Một số phương pháp điều trị khác sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ gây ra các mức axit cao, có thể bao gồm:

  • thuốc kháng sinh
  • thay đổi chế độ ăn uống
  • phẫu thuật để loại bỏ khối u, một phần của dạ dày hoặc dây thần kinh phế vị

Điều mấu chốt

Axit dạ dày là một chất lỏng có tính axit cao mà cơ thể sản xuất tự nhiên giúp tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trong thức ăn. Theo đó, cơ thể cũng sản xuất các enzym và chất nhầy để giúp bảo vệ cơ thể khỏi sức mạnh của axit này.

Nồng độ axit trong dạ dày cao có thể dẫn đến các triệu chứng ợ nóng, trào ngược axit và cuối cùng là loét dạ dày. Ngược lại, mức độ axit trong dạ dày thấp có thể làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn.

Nếu bạn đang gặp một trong hai trường hợp này, bạn nên gặp bác sĩ để được khám, tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Trong một số trường hợp, việc phát hiện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn chẳng hạn như nhiễm trùng có thể góp phần làm thay đổi nồng độ axit dạ dày.

Tham khảo thêm thông tin tại: Bí quyết giúp tránh tái phát viêm loét dạ dày

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm