Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 lỗi thường gặp khi chăm sóc da với retinol

Khi mới bắt đầu sử dụng các sản phẩm có thành phần chứa retinol để dưỡng da, bạn cần tránh những sai lầm khiến da nhạy cảm, giảm hiệu quả làm đẹp.

Người mới dưỡng da với retinol cần làm gì để giảm nguy cơ kích ứng.

Sản phẩm chứa thành phần retinol đang ngày càng được chị em ưa chuộng nhờ các công dụng chăm sóc da đáng mơ ước như: Làm mịn da, sáng da, hỗ trợ giảm mụn, làm mờ nếp nhăn, thâm nám…

Tuy nhiên, cũng do tác dụng mạnh mẽ, dùng retinol không đúng cách có thể khiến da kích ứng, nhạy cảm, các khuyết điểm trên da thêm nghiêm trọng.

Dưới đây là những sai lầm cần tránh cho người mới làm quen với mỹ phẩm chứa thành phần retinol:

Dùng retinol vào buổi sáng

Việc chăm sóc da với sản phẩm chứa retinol đòi hỏi: Đúng liều lượng, đúng quy trình và đúng thời điểm. Nếu một trong 3 yếu tố trên không được đáp ứng, sản phẩm khó có thể đem lại hiệu quả như mong đợi.

Đặc biệt, nếu dùng retinol vào ban ngày, ánh nắng có thể phân hủy hoạt chất này, khiến làn da dễ bị cháy nắng và tổn thương.

Bạn chỉ nên dùng retinol trong quy trình chăm sóc da ban đêm, trước khi đi ngủ. Retinol sẽ phát huy tác dụng hiệu quả khi được thoa lên da khô qua đêm.

Không dùng kem chống nắng

Dùng kem chống nắng vào ban ngày là bước quan trọng khi đang dưỡng da với retinol

Dùng kem chống nắng vào ban ngày là bước quan trọng khi đang dưỡng da với retinol.

Retinol là dẫn xuất của vitamin A, giúp kích thích quá trình tái tạo biểu bì. Nếu bạn không dùng kem chống nắng vào ban ngày, làn da đang sử dụng retinol rất dễ bị kích ứng, đỏ rát khi phơi nắng. Đây là bước quan trọng giúp bảo vệ da hàng ngày.

Thoa retinol lên da ẩm

Kem dưỡng ẩm nên được thoa lên làn da còn hơi ẩm ướt, nhưng retinol thì không như vậy.

Nếu bạn thoa sản phẩm chứa thành phần retinol lên da ẩm, hoạt chất này dễ thấm vào da hơn, làm tăng nguy cơ kích ứng. Bạn hãy nhớ, chỉ nên thoa retinol lên làn da khô hoàn toàn.

Kết hợp retinol với các hoạt chất khác

Là một thành phần hoạt chất mạnh, retinol có thể giúp làm sạch lỗ chân lông và kích thích chu kỳ tái tạo. Vì vậy, bạn không cần thêm AHA, BHA hay các hoạt chất khác cùng quy trình chăm sóc da với retinol. Kết hợp các thành phần dễ gây kích ứng cũng có thể là "công thức" khiến da đỏ rát, bong tróc và trở nên nhạy cảm.

Trong những buổi tối bạn dưỡng da với retinol, hãy chỉ sử dụng thêm các sản phẩm có công dụng dưỡng ẩm để làm dịu da.

Dùng lượng sản phẩm quá nhiều

Lượng Sản phẩm chứa retinol mỗi lần bôi chỉ bằng hạt đậu

Lượng sản phẩm chứa retinol mỗi lần bôi chỉ bằng hạt đậu.

Sản phẩm dưỡng da có chứa retinol trên thị trường có giá không hề rẻ. Việc thoa lượng sản phẩm quá nhiều sẽ không giúp bạn đẹp lên nhanh hơn, mà còn khiến da dễ bị khô và kích ứng.

Các chuyên gia khuyến nghị, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ bằng hạt đậu Hà Lan cho toàn bộ khuôn mặt.

Dùng retinol quá thường xuyên

Khi mới dùng mỹ phẩm chứa thành phần retinol, lưu ý quan trọng là bạn cần cho da thời gian làm quen với hoạt chất này.

Tần suất an toàn với người mới là 2-3 lần/tuần. Khi da khỏe hơn và quen với sản phẩm, bạn có thể tăng tần suất lên 2 ngày/lần.

Không dùng đều đặn

Trái ngược với sai lầm trên, nhiều chị em lại sử dụng sản phẩm chứa retinol không đều đặn, hoặc bỏ dở liệu trình khi chưa nhận thấy cải thiện.

Thời gian mới chăm sóc da với retinol, bạn sẽ nhận thấy da xấu đi, đẩy mụn lên ồ ạt. Bạn cần kiên trì vượt qua giai đoạn này để retinol phát huy tác dụng. Thành quả chờ đón bạn sẽ là làn da mịn màng, sáng khỏe hơn.

Lựa chọn công thức không phù hợp

Tùy vào nguyên liệu, công thức, nồng độ, mỗi sản phẩm chứa thành phần retinol sẽ có công dụng lẫn phản ứng phụ trên da khác nhau.

Người mới bắt đầu nên lựa chọn sản phẩm có công thức an toàn, nồng độ nhẹ dịu khoảng 0,3%. Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia da liễu để tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và làn da, tránh tiền mất, tật mang.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Retinol: Khi nào nên sử dụng và khi nào nên tránh.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm