Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 điều thú vị được biết về giấc ngủ

Các nhà khoa học đang tiếp tục tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, khả năng làm việc, nhận thức, tâm lý và sự trường thọ của con người.

Các nhà khoa học đang tiếp tục tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, khả năng làm việc, nhận thức, tâm lý và sự trường thọ của con người. Những kết quả nghiên cứu về giấc ngủ cung cấp một cái nhìn thoáng qua về vai trò của giấc ngủ trong cuộc sống.

1. Điện thoại thông minh làm “hỏng” giấc ngủ

Một phần ba người Mỹ thường kiểm tra điện thoại trong vòng 5 phút trước khi lên giường, theo một khảo sát gần đây – và điều này là tin xấu đối với giấc ngủ. Một nghiên cứu công bố gần đây đăng trên tạp chí Học viện Khoa học quốc gia cho thấy, ánh sáng phát ra từ thiết bị điện có thể gây mất ngủ do nó ngăn việc sản xuất hormone metatonin, làm chậm đồng hồ sinh học.

2. Ngủ rất quan trọng cho trí tuệ cảm xúc

Ngủ không đủ không chỉ khiến bạn cảm thấy rất tệ, nó còn làm bạn nhiều khi không cảm nhận được nhu cầu của người khác.

Một nghiên cứu của ĐH Berkeley, California đăng trên tạp chí Khoa học thần kinh cho biết, mất ngủ giảm đáng kể khả năng đọc cảm xúc của người khác – một thành phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc.

Tác giả nghiên cứu Matthew Walker cho biết “Hai phần ba người dân ở các nước phát triển không được ngủ đủ. Hoàn cảnh nghề nghiệp và xã hội dễ làm mất ngủ đối với những nghề như bác sĩ, nhân viên y tế, quân nhân hoặc những người mới làm cha mẹ...”.

3. Thiền có thể giúp bạn rơi vào giấc ngủ

Thiền được biết đến là cách giảm mức độ căng thẳng, giảm lo lắng và trầm cảm và kích hoạt “phản ứng thư giãn” của cơ thể, vì thế, không có gì ngạc nhiên khi nó có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon lành.

ĐH Tâm lý học Nam Calofornia phát hiện ra, một khóa học thiền 6 tuần cải thiện giấc ngủ cho người lớn tuổi. Sau 6 tuần, những người tham gia ngủ thiếp đi nhanh hơn, ít thức dậy vào ban đêm hơn và ít buồn ngủ vào ban ngày.

4. Liệu pháp hành vi nhận thức cũng có thể giúp ngủ được

Thuốc ngủ không phải là lựa chọn duy nhất cho những người mất ngủ. Một nghiên cứu đăng trên Biên niên sử Nội y cho rằng, hãy nói với bác sĩ chuyên khoa về chứng mất ngủ trước tiến để có những lời khuyên hữu ích.

Phân tích dữ liệu của hơn 1.162 người tham gia nghiên cứu về giấc ngủ, các nhà nghiên cứu thấy, hành vi liệu pháp cải thiện hiệu quả giấc ngủ gần 10%.

5. Đồng hồ sinh học của não có “nút điều chỉnh”

Lần đầu tiên, các nhà thần kinh học tại ĐH Vanderbilt tìm thấy một phương pháp đầy tiềm năng để kiểm soát đồng hồ sinh học của não bộ – nó có nhiệm vụ duy trì một chu kỳ ngủ – thức trong 24 giờ. Bằng cách kích hoạt một nhóm tế bào thần kinh nhạy cảm ánh sáng trong não với một chùm ánh sáng, các nhà nghiên cứu có thể điều khiển tế bào thần kinh, làm nhịp sinh học trong cơ thể thay đổi.

Việc khám phá “nút điều chỉnh” này là bước đầu tiên đầy hứa hẹn cho phương pháp điều trị bệnh trầm cảm theo mùa, các vấn đề về giấc ngủ…

6. Ngủ giúp nhớ lại các hồi ức

Chúng ta đã biết, khi tâm trí nghỉ ngơi, não bộ lại bận rộn củng cố và lưu giữ các ký ức. Một nghiên cứu của ĐH Exeter (Anh) cho biết, ngủ không chỉ giúp chúng ta lưu giữ những kỷ niệm, mà còn cho phép chúng ta nhớ lại nó tốt hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng, sau khi ngủ dậy, chúng ta có nhiều khả năng nhớ lại những sự kiện mà chúng ta không thể nhớ khi thức.

7. Giấc ngủ của tổ tiên không quá khác biệt với ngày nay

Khi bạn hình dung về tổ tiên mình ngủ như thế nào, có lẽ bạn sẽ nghĩ họ ngủ nhiều hơn so với ngày nay – thời đại của những điện thoại thông minh, điện tử… Không phải như vậy. Theo nhà nghiên cứu J. Siegel của ĐH California, những người sống trong nền văn minh truyền thống (như săn bắn, hái lượm ở Tanzania và Namibia – những người không tiếp xúc với những “cái bẫy” của xã hội hiện đại) cũng chỉ ngủ 7 – 8,5 giờ mỗi đêm – thời gian ngủ tương đương với người trong xã hội hiện đại.

Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa giấc ngủ truyền thống và giấc ngủ hiện đại. Những người sống trong nền văn minh truyền thống, mất ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn hầu như không tồn tại, trong khi những phiền não là phổ biến đối với những người sống trong nền văn minh hiện đại.

8. Ngủ tốt cho bộ nhớ và tránh bệnh Alzheimer

Các nhà khoa học tiếp tục phát hiện thêm nhiều bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ trong bộ nhớ. Một nghiên cứu của ĐH California cho biết, ngủ kém có thể gây “vấn đề” với bộ nhớ và phát triển bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu mới này và những nghiên cứu khác cho rằng, ưu tiên cho giấc ngủ là một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để giữ cho đầu óc tỉnh táo và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Bảo Trâm - Theo Huff/Post/ Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm