Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 bài tự kiểm tra sức khoẻ dành cho nam giới

Theo các nghiên cứu, nam giới thường sẽ ít để ý quan tâm đến các vấn đề sức khoẻ hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, nam giới không nên lờ đi các vấn đề về sức khoẻ. Dưới đây là 8 bài kiểm tra có thể tự thực hiện tại nhà để có thể phát hiện các dấu hiệu cảnh bảo sớm của các vấn đề sức khoẻ, từ bệnh tim mạch cho đến ung thư tinh hoàn.

Theo thống kê bởi Hiệp hội bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (AAFP), có hơn một nửa số nam giới không khám sức khoẻ tổng quát trong vòng 1 năm vừa qua. Không quan tâm đến sức khoẻ là lý do vì sao nam giới có tỷ lệ tử vong theo tuổi cao hơn so với phụ nữ.Nếu bạn là nam giới và quan tâm đến sức khoẻ của mình, hãy bắt đầu bằng việc đi khám sức khoẻ định kỳ. Ngoài ra, bạn còn có thể tự kiểm tra các vấn đề sức khoẻ dưới đây. Nhưng, nên nhớ, các bài tự kiểm tra dưới dây không thể thay thế được việc đến gặp bác sĩ, mà chỉ giúp bổ sung tăng cường giữa những đợt khám sức khoẻ mà thôi.

Kiểm tra mỡ bụng

Đây được coi là bài kiểm tra quan trọng nhất đối với đa số nam giới. Khác với mỡ ở các phần khác, mỡ bụng sẽ sản xuất ra các hormone làm tăng nguy cơ tiểu đường và tim mạch của nam giới. Để tự kiểm tra mỡ bụng, hãy dùng thước dây vòng qua bụng, ngang mức với rốn. Nếu vòng bụng của bạn vượt quá 94 cm, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Nếu bạn cần phải giảm mỡ bụng, hãy liên hệ với Trung tâm điều trị béo phì và hội chứng chuyển hoá VIAM hoặc Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM Clinic.

Kiểm tra nhịp tim

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở cả nam giới và nữ giới ở Mỹ và nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch ở nam giới là cao hơn so với nữ giới. Dữ liệu từ CDC Hoa Kỳ cho thấy có khoảng 89% số ca bệnh tim mạch (ví dụ như nhồi máu cơ tim) xảy ra ở nam giới. Một bài kiểm tra nhanh để kiểm tra sức khoẻ tim mạch của bạn là kiểm tra mạch lúc nghỉ. Bạn hãy đặt ngón trỏ và ngón giữa vào vùng cổ tay của tay còn lại. Đếm mạch của bạn trong vòng 10 giây và nhân lên với 6. Mạch bình thường của nam giới rơi vào khoảng 60-100. Nếu mạch của bạn nằm ngoài khoảng này có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Bạn cũng nên để ý tới các khoảng nghĩ giữa mỗi lần mạch đập. Mạch đập bất thường có thể là dấu hiệu rung thất hoặc các vấn đề sức khoẻ tim mạch khác. Thực hiện bài tự kiểm tra này ít nhất 1 lần mỗi tháng.

Kiểm tra huyết áp

Theo nghiên cứu của AAFP, khoảng 28% số nam giới bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, có tới 32% số nam giới không biết rằng mình bị tăng huyết áp. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được đo huyết áp, nhưng bạn cũng có thể tự đo huyết áp tại nhà giữa những lần kiểm tra để tự theo dõi. Hãy đảm bảo bạn ngồi và nghỉ ngơi khoảng 5 phút trước khi đo huyết áp. Huyết áp có thể sẽ thay đổi ngày qua ngày, do vậy, hãy ghi lại các chỉ số huyết áp từng ngày và tính chỉ số trung bình sau khoảng 10 ngày. Nếu huyết áp tâm thu của bạn trên 120mmHg và huyết áp tâm trương của bạn trên 80mmHg, hãy thông báo với bác sĩ. Lặp lại bài kiểm tra mỗi tuần một lần.

Kiểm tra tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là một loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới 20-35 tuổi. Ung thư tinh hoàn ảnh hưởng đến 8290 nam giới mỗi năm ở tất cả các độ tuổi, nhưng chỉ có dưới 400 nam giới tử vong vì ung thư tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn được coi là một trong số những dạng ung thư điều trị được nhiều nhất  - tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 95%. Tuy vậy, việc phát hiện càng sớm tình trạng ung thư sẽ càng tốt. Tự kiểm tra tình trạng tinh hoàn là một cách tốt để phát hiện sớm ung thư tinh hoàn ở giai đoạn sớm. Thời điểm tốt nhất để kiểm tra tinh hoàn là sau khi tắm, khi bìu vừa được thư giãn. Hãy kiểm tra xem có bất cứ u cục nào xuất hiện hoặc tinh hoàn có thay đổi kích thước hay không. Nếu có bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Lặp lại bài kiểm tra này 1 lần mỗi tháng.

Kiểm tra tình trạng ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng và bệnh về nướu là những vấn đề sức khoẻ rất quan trọng ở nam giới. Trong năm vừa qua, tại Mỹ, có khoảng 34000 trường hợp bị ung thư khoang miệng, đa số là nam giới. Nam giới có nguy cơ bị ung thư khoang miệng cao gấp đôi so với nữ giới, có thể là vì nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm HPV. Nhiễm HPV gây ra khoảng 72% số cả ung thư miệng và họng. Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư phổ biến nhất liên quan đến virus HPV nhưng thống kê ở năm 2020, thì tỷ lệ ung thư miệng liên quan đến HPV ở nam giới có thể nhiều hơn cả tỷ lệ ung thư cổ tử cung liên quan đến HPV ở nữ giới.

Ung thư miệng có thể xuất hiện như một vết loét hoặc khối u không lành ở môi hoặc trong miệng. Để kiểm tra, bạn hãy mở miệng và xem xem có bất cứ bất thường nào không, dùng ngón tay sờ sắp khoang miệng, cả ở vùng dưới lưỡi. Các mảng đỏ hoặc trắng trong miệng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của tình trạng ung thư miệng. Kiểm tra mỗi tháng 1 lần.

Kiểm tra bệnh về nướu

Mỗi khi chải răng và dùng chỉ nha khoa, hãy cẩn thận xem xem lợi của bạn có bị sưng, đau, chảy máu hoặc tụt lợi không. Bệnh viêm lợi là một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng với nam giới và cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng. Những người bị viêm lợi sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng gấp đôi. Nếu sau các bài kiểm tra về nướu và khoang miệng của bạn có bất thường, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.

Kiểm tra da

Mỗi tháng một lần, bạn nên kiểm tra da trên toàn cơ thể xem có xuất hiện thêm nốt ruồi hoặc có thay đổi về các nốt ruồi cũ hay không. Ung thư da cũng là một loại ung thư phổ biến ở cả nam giới và nữ giới, ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ mỗi năm. Khoảng 2.2 triệu người đã được chẩn đoán ung thư tế bào vảy da hoặc ung thư tế bào đáy da mỗi năm và có khoảng 70.000 ca được chẩn đoán ung thư hắc tố mới mỗi năm, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Nam giới có nguy cơ bị ung thư tế bào đáy da cao gấp hai lần so với nữ giới và nguy cơ ung thư tế bào vảy da cao gấp 3 lần nhưng nam giới lại ít kiểm tra về da hàng tháng hơn so với nữ giới. Do vậy, số trường hợp mắc ung thư hắc tố là nam giới có thể chiếm tới hơn một nửa tổng số trường hợp.

Để kiểm tra ung thư da, hãy kiểm tra các nốt ruồi về kích thước, hình dáng, độ dày và màu sắc. Kiểm tra xen bạn có bị chảy máu, ngứa hoặc rát da ở bất cứ vị trí nào hay không. Hãy cởi hết quần áo và kiểm tra ở tất cả các khu vực, bao gồm cả da đầu và gót chân, lưng, tai.

Kiểm tra vú

Đúng thế, nam giới cũng có thể bị ung thư vú, mặc dù rất hiếm gặp. Do nam giới thường ít khi được chụp X quang tuyến vú, nên việc tự khám vú trở nên rất quan trọng, đặc biệt với nam giới trên 60 tuổi. Thời điểm kiểm tra tốt nhất là sau khi tắm. Hãy xem xem vú của bạn có bị thay đổi kích thước hoặc có xuất hiện u cục hay không. Bạn cũng nên bóp nhẹ phần núm vú để xem có dịch bất thường chảy ra hay không. Nên kiểm tra vú mỗi tháng một lần.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào thì dương vật bắt đầu phát triển và ngừng phát triển?

Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm