Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 loại thực phẩm dễ gây hôi miệng sau khi ăn

Theo chuyên gia nha khoa, có nhiều loại thực phẩm sau khi ăn xong sẽ tạo nên mùi hôi miệng khá khó chịu. Dưới đây là 7 thực phẩm có thể gây hôi miệng mà bạn sẽ cần phải vệ sinh thật kỹ càng sau khi ăn.

Rất nhiều loại thực phẩm góp phần gây ra tình trạng hôi miệng.

Hôi miệng là nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Bên cạnh những nguyên nhân mang tính bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, nhiệt miệng, trào ngược… thì còn có một nguyên nhân phổ biến khác là do ăn các thực phẩm nặng mùi.

Trên The Sun, nha sỹ Payal Bhalla, công tác tại Phòng khám Nha khoa Quest Dental (Anh) đã chỉ ra 7 loại thực phẩm mà chúng ta đang ăn hàng ngày sau đây dễ gây hôi miệng:

Cà phê

Nha sỹ Payal cho biết: “Cà phê có thể khiến một số người cảm thấy hơi thở có mùi hôi. Điều này là do cà phê có chứa sulfuric và các hợp chất có tính acid - chúng có thể để lại mùi hôi trong hơi thở, thậm chí trong một thời gian dài sau khi uống”.

“Hơn nữa, cà phê cũng có thể khiến bạn bị khô miệng, làm tăng nguy cơ hôi miệng kéo dài”, Payal cho biết thêm, cà phê làm chậm quá trình sản xuất nước bọt. Trong khi đó, nước bọt là thành phần cần thiết để làm sạch miệng một cách tự nhiên và loại bỏ một số vi khuẩn trong miệng. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước hơn khi uống cà phê để tránh tình trạng khô miệng.

Hành

Nguyên nhân chính gây hôi miệng trong hành là chất sulfuric

Nguyên nhân chính gây hôi miệng trong hành là chất sulfuric.

Hành là một nguyên liệu phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. “Tuy nhiên, hành không tốt cho hơi thở", Payal cảnh báo. Lý do là vì hành có chứa hợp chất sulfuric (lưu huỳnh) - nguyên nhân gây hôi miệng, sau khi ăn có thể đọng lại trong miệng, trên lưỡi và kẽ răng. Nếu hơi thở có mùi, hãy đánh răng sau khi ăn bất kỳ món ăn nào có hành để loại bỏ sulfuric còn sót trong miệng.

Sản phẩm từ sữa

Phô mai, kem hoặc sữa trong trà cũng có thể là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi. Điều này là do vi khuẩn tự nhiên sống trên bề mặt lưỡi phản ứng với acid amino trong sữa và phô mai sẽ tạo ra sulfuric. Do đó, sau khi ăn sản phẩm từ sữa, miệng thường có mùi hôi và khó chịu.

Rượu

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi tất cả chúng ta đều ngửi thấy mùi trong hơi thở sau khi uống rượu. Đó là do cơ thể và miệng bị mất nước do uống rượu, tức là việc sản xuất nước bọt ít hơn. 

Do rượu có thể dẫn đến khô miệng và khi miệng bị khô đáng kể có thể thúc đẩy vi khuẩn xấu phát triển, từ đó làm tăng nguy cơ hôi miệng.

Tỏi 

Tỏi có mùi đặc biệt nồng. Khi ăn tỏi, mùi của chúng thậm chí có thể đọng lại trong miệng trong thời gian dài và chỉ cho đến khi chúng ta súc miệng sạch sẽ thì mới hết mùi tỏi trong hơi thở.

Payal cho biết: “Tỏi cùng họ với hành, đều chứa các hợp chất lưu huỳnh tạo nên hương vị mạnh, khi ăn nó có thể đọng lại trong miệng và kẽ răng”.

Cà ri

Cà ri có thể gây hôi miệng do số lượng thành phần tạo mùi mạnh và được chế biến với công thức đặc biệt. Những thành phần này thường có thể đọng lại trong miệng nhiều giờ sau khi ăn.

Cá 

Các thực phẩm giàu protein như cá cũng có thể gây hơi thở khó chịu

Các thực phẩm giàu protein như cá cũng có thể gây hơi thở khó chịu.

Cá chứa một hợp chất gọi là trimethylamines, có thể đọng lại trong miệng và tạo mùi tanh. Ngoài ra, các vi khuẩn vùng miệng tiêu hóa protein, vì thế tạo ra hợp chất sulfur dễ bay hơi. Chỉ một mẩu cá nhỏ dắt vào kẽ răng cũng có thể khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng gây hôi miệng. Vậy nên hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn thực phẩm chứa protein như cá để giảm mùi cho hơi thở

Cách để có một hơi thở thơm tho

Nha sỹ Payal đưa ra một số mẹo để giữ cho hơi thở thơm tho mọi lúc. Nếu bạn thường xuyên thấy hơi thở có mùi, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách tránh hoặc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm được đề cập ở trên. Bên cạnh đó, hãy thực hiện các việc sau:

Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng

Nha sỹ Payal cho biết: “Duy trì thói quen uống nước vào buổi sáng và buổi tối sẽ giúp giảm bớt triệu chứng hôi miệng. Mặc dù uống nước không hoàn toàn ngăn chặn được chứng hôi miệng, và bạn có thể phải điều chỉnh chế độ ăn uống, nhưng điều này sẽ có tác dụng giữ cho miệng không bị khô".

Bàn chải đánh răng cũng là điều quan trọng. Nên sử dụng bàn chải có chất lượng tốt để làm sạch răng kỹ lưỡng, tiếp cận tất cả những ngóc ngách mà thức ăn thường bị mắc kẹt.

Thêm vào đó, bạn nên dùng chỉ nha khoa cùng với nước súc miệng để loại bỏ các mảnh thức ăn còn sót lại. “Nước súc miệng giúp giữ cho lưỡi sạch sẽ và thơm mát, vì thường thì hơi thở có mùi là do lưỡi bẩn. Bạn có thể thử các dụng cụ để làm sạch lưỡi chẳng hạn như dụng cụ cạo lưỡi hoặc bàn chải vệ sinh lưỡi”, Payal nói. 

Uống đủ nước 

Khi lượng nước bọt tiết ra ít (khô miệng) sẽ có thể gây ra hôi miệng. Nha sỹ Payal cho biết: “Nước bọt là cần thiết để làm sạch miệng một cách tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn cùng các mảnh vụn thức ăn. Vì vậy khi nước bọt không sản xuất đủ, miệng có thể bị khô và khiến hơi thở có mùi hôi. Hãy cố gắng uống 8 cốc nước mỗi ngày, đặc biệt là giữa các bữa ăn và giờ nghỉ giải lao”.

Duy trì khám răng định kỳ

Nha sỹ Payal khuyến cáo, nếu đã thực hiện những điều trên mà hơi thở vẫn có mùi hôi, bạn nên đến các phòng khám nha khoa để kiểm tra vấn đề răng miệng của mình.

“Thông thường, hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu của sâu răng, vì vậy tốt nhất bạn nên đến phòng khám nha thường xuyên”, nha sỹ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh và giúp bạn khắc phục tình trạng này, Payal nói.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Các nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng.

Nguyễn An (Theo The Sun) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm