Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 thói quen có hại với "cửa sổ tâm hồn"

Đôi mắt được xem là "cửa sổ tâm hồn", nhưng một số thói quen nhỏ hàng ngày của bạn lại có thể gây hại đến chúng. Mắt không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ dễ gặp các bệnh lý, suy giảm thị lực.

Nên tránh những thói quen xấu nào để bảo vệ đôi mắt?

Không khám mắt định kỳ

Theo TS. Christopher Starr – bác sĩ nhãn khoa tại Weill Cornell Medicine, nhiều người cho rằng, khi mắt khỏe thì không cần khám mắt định kỳ. Tuy nhiên, đây là một sai lầm tại hại. Ngay cả khi bạn có thị lực 10/10, bạn vẫn nên đi thăm khám mắt đều đặn, nhất là đối với người cao tuổi.

Khi khám mắt, bạn sẽ cần thực hiện các bài kiểm tra thị lực cũng như khám các bộ phận trong mắt để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý. Rất nhiều vấn đề về mắt như bệnh tăng nhãn áp không hề có triệu chứng rõ rệt, nhưng lại có thể dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn. Một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp cũng có thể gây ra tổn thương với mắt.

Theo khuyến cáo của Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, người từ 18-39 tuổi sở hữu thị lực tốt nên khám mắt ít nhất 2 năm/lần. Ở tuổi 40, bạn nên thực hiện khám mắt tổng quát một lần. Sau tuổi 65, người cao tuổi không có bệnh về mắt vẫn nên kiểm tra thị lực hàng năm.

Dụi mắt

Thói quen dụi mắt dễ gây ra những tổn thương với cấu trúc mắt

Thói quen dụi mắt dễ gây ra những tổn thương với cấu trúc mắt.

Dù hành động dụi mắt đem lại cảm giác dễ chịu tạm thời, TS. Bennie Jeng – Viện Mắt Scheie (Đại học Pennsylvania, Mỹ) khuyến cáo bạn nên bỏ thói quen này. Dụi mắt liên tục trong thời gian dài có thể gây ra những tổn thương không thể đảo ngược với "cửa sổ tâm hồn", thậm chí tăng nguy cơ nhiễm khuẩn từ bàn tay của bạn.

Dụi mắt cũng có thể dẫn tới bệnh giác mạc hình chóp, khi giác mạc mỏng và bị biến dạng, khiến người bệnh nhìn mờ và nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bạn không thể làm chủ hành vị dụi mắt, hãy thăm khám sớm để được bác sỹ nhãn khoa trợ giúp.

Không đeo kính râm thường xuyên

 

Kính râm được coi là lớp bảo vệ mắt khỏi tác động tiêu cực của tia cực tím (UV). Tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài có thể khiến mắt khô và kích ứng, thậm chí có biểu hiện như cháy nắng. Đôi mắt bị tổn thương do ánh nắng còn có thể mất thị lực tạm thời. Nhưng về lâu dài, tia UV có thể phá hủy giác mạc, dẫn tới đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, nghiêm trọng hơn và ung thư.

Đây là lý do bạn nên đeo kính râm chất lượng tốt, có thể lọc cả tia UVA lẫn UVB, hoặc được dán nhãn UV 400. Đội mũ nón rộng vành trong ngày Hè cũng góp phần bảo vệ "cửa sổ tâm hồn" khỏi tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời.

Lạm dụng thuốc nhỏ mắt

Cần sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng chỉ định của bác sỹ

Cần sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng chỉ định của bác sỹ.

Khi mắt bị đỏ, ngứa ngáy, kích ứng, suy nghĩ đầu tiên của nhiều người là mua thuốc nhỏ mắt. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng sản phẩm hoặc lạm dụng dung dịch nhỏ mắt, bạn có thể khiến sức khỏe mắt xấu đi.

Dung dịch chứa các chất co mạch như naphazoline and tetrahydrozoline có thể làm giảm triệu chứng đỏ mắt tạm thời, nhưng không điều trị được nguyên nhân. Vì vậy, sản phẩm này không nên sử dụng liên tục hàng ngày.

Nếu mắt bạn liên tục bị đỏ và kích ứng, hãy thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác. Trường hợp đỏ mắt do dị ứng cần sử dụng thuốc kháng histamin.

Đeo kính áp tròng khi ngủ và đi bơi

Ngoại trừ những sản phẩm áp tròng ban đêm được sử dụng để điều chỉnh tật khúc xạ, các chuyên gia khuyến cáo không nên đeo lense, kính áp tròng thẩm mỹ đi ngủ. Thói quen ngủ quên bỏ kính áp tròng làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng mắt, khiến bạn có thể cần phải điều trị với thuốc kháng sinh. Nghiêm trọng hơn, một vài trường hợp còn bị loét giác mạc, dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn.

Tương tự, khi đi bơi, dù là nước bể bơi hay hồ, sông, bạn vẫn nên tháo kính áp tròng trước khi xuống nước. Sự kết hợp của vi khuẩn trong nước và kính áp tròng có thể dẫn tới những trường hợp nhiễm khuẩn nặng nề. Nếu chẳng may bạn quên tháo kính áp tròng khi đi bơi, hãy nhớ tháo kính ngay khi lên bờ. Đừng quên rửa tay với xà phòng và nước sạch trước khi đưa tay lên mắt.

 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách xử trí khi bị côn trùng bay vào mắt.

Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm