Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 nguyên nhân gây cứng khớp

Cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi các khớp gối, bàn tay, ngón tay, cúi người… Đây là triệu chứng phổ biến trong các bệnh lý về khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp vảy nến….và nhiều nguyên nhân khác.

Bạn đang già đi

Khi bạn già đi, sụn khớp - vật liệu xốp bảo vệ các đầu xương bắt đầu khô và cứng lại. Cơ thể của bạn cũng tạo ra ít dịch khớp hơn, dịch khớp giống như dầu bôi trơn để giữ cho các khớp của bạn di chuyển vận động một cách trơn tru. Vậy nên khi bạn già đi cùng những thay đổi sinh lý về sụn khớp và dịch khớp sẽ khiến các khớp của bạn có thể không di chuyển tự do dễ dàng như trước đây. Nghe có vẻ hơi mâu thuẫn, nhưng điều tốt nhất bạn có thể làm là tiếp tục cố gắng vận động.

Cứng khớp buổi sáng

Khi bạn ngủ và nằm yên trong vài giờ không cử động, dịch khớp tiết ra không đủ và không thực hiện được nhiệm vụ của nó. Đó là lý do tại sao bạn thức dậy với đầu gối hoặc bàn tay tê cứng và sưng tấy. Bạn hãy cố gắng di chuyển nhiều hơn trong ngày để dịch khớp làm việc tốt hơn.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp

Viêm xương khớp

Khớp là nơi hai xương gặp nhau. Phần cuối của mỗi xương được bao phủ bởi một lớp cao su gọi là sụn. Điều này giúp hai đầu xương không cọ xát với nhau. Nhưng sụn có thể mòn đi theo thời gian hoặc sau một chấn thương. Sụn mòn đi và biến mất khiến hai đầu xương va vào nhau. Bên cạnh đó, đôi khi sự cọ xát có thể tạo những mảnh nhỏ vỡ ra. Kết quả là cứng khớp, sưng và đau.

Điều trị bệnh viêm xương khớp

Bạn nên tránh những vận động làm tăng áp lực lên khớp xương đang bị tổn thương. Một số thuốc không kê đơn có thể giúp giảm đau và giảm sưng tấy. Khi cần, bác sĩ có thể tiêm nội khớp vào các khớp có vấn đề. Bạn có thể băng bảo vệ các khớp và giảm vận động quá mức cho những khớp đang bị tổn thương. Tuy nhiên, điều này có thể làm yếu cơ, vì vậy đừng lạm dụng nó. Một số người cần phẫu thuật, nhưng rất hiếm. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về những phương pháp điều trị tốt nhất, trong đó có cả vật lý trị liệu và giảm cân.

Viêm khớp dạng thấp 

Hệ thống miễn dịch bảo vệ bạn khỏi vi trùng bên ngoài. Đôi khi, hệ miễn dịch của bạn hoạt động thiếu chính xác và tấn công niêm màng hoạt dịch. Viêm khớp dạng thấp hay gặp và ảnh hưởng đến khớp cổ tay hoặc ngón tay của bạn, nhưng nó có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể bạn. Viêm khớp dạng thấp thường gây đau và cứng khớp liên tục. Đôi khi, bệnh chuyển sang mạn tính và thỉnh thoảng bùng lên các đợt cấp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Các bác sĩ điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc làm chậm hoặc ngừng quá trình bệnh. DMARD (Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm) hoạt động bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh. Từ đó, làm giảm sự tấn công của viêm nhiễm vào các khớp của bệnh nhân, giúp giảm bớt ảnh hưởng của bệnh. Cùng với thuốc, bạn cũng có thể tự chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi khi cần nhưng vẫn tiếp tục vận động và chăm sóc tốt các khớp của mình.

Bệnh viêm khớp khác

Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp là những bệnh xương khớp phổ biến nhất, nhưng các bệnh viêm khớp khác cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn và dẫn đến cứng khớp:

  • Viêm cột sống dính khớp: chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống, nhưng nó có thể làm cho hông, bàn tay hoặc bàn chân của bạn bị cứng.
  • Bệnh gout: Dấu hiệu đầu tiên của sự tích tụ axit uric này trong cơ thể bạn thường là cơn đau nhức nhối ở ngón chân cái.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Nó thường bắt đầu bằng nhiễm trùng ở một nơi khác trong cơ thể bạn và di chuyển đến một khớp lớn, chẳng hạn như khớp hông của bạn.

Viêm khớp vảy nến 

Những người bị bệnh vẩy nến, hoặc những người có thành viên gia đình mắc bệnh này rất có thể bị viêm khớp vẩy nến, thường kết hợp rối loạn da (bệnh vẩy nến) với viêm khớp (viêm khớp). Các dấu hiệu của bệnh bao gồm sưng ngón tay và móng tay bị rỗ. Các khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân, đầu gối và những nơi khác có thể cảm thấy cứng hoặc đau nhói. Cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể hoặc có thể đối xứng cả hai bên.

Đọc thêm bài viết: 10 loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh viêm khớp

Điều trị viêm khớp vảy nến 

Phương pháp điều trị viêm khớp vảy nến có thể tương tự như điều trị viêm khớp dạng thấp. Mục tiêu chính là giảm sưng và viêm ở khớp. Bạn có thể dùng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm, truyền dịch.

Do thay đổi thời tiết

Những người có bệnh lý xương khớp có thể dự đoán được sự thay đổi của thời tiết sắp đến khi khớp của họ bị đau. Nguyên nhân của điều này chưa được giải thích rõ ràng, nhưng cơn đau khớp dường như trở nên tồi tệ hơn khi thời tiết thay đổi. Tình trạng này phổ biến nhất khi áp suất không khí giảm xuống. Điều đó thường xảy ra ngay trước một cơn bão. 

Đau cơ xơ hóa

Hội chứng đau cơ xơ hóa là bệnh mạn tính gây đau khớp và cơ, đi kèm các vấn đề về giấc ngủ, tâm trạng và trí nhớ. Các nhà khoa học cho rằng não của bạn nhận tín hiệu đau bình thường và làm cho chúng tồi tệ hơn. Nguyên nhân gây ra điều này chưa được giải thích rõ ràng, nhưng hội chứng này thường xảy ra sau một cơn bệnh, phẫu thuật hoặc căng thẳng dữ dội. Tuy nhiên, đau cơ xơ hóa không làm hỏng khớp của bạn như cách viêm khớp.

Điều trị đau cơ xơ hóa

Không có cách chữa trị triệt để hội chứng đau cơ xơ hóa, nhưng thuốc không kê đơn sẽ làm dịu cơn đau của bạn. Ngoài ra các bài tập đặc biệt có thể giúp bạn đỡ đau hơn và cải thiện tình trạng bệnh. Bạn cũng có thể thử hít thở sâu hoặc tập thể dục nhẹ nhàng như yoga hoặc thái cực quyền. Các bài tập này giúp bạn kéo dãn và tăng cường cơ bắp cũng như gân cốt.

Chấn thương khớp

Chấn thương khớp là kết quả của các tình trạng viêm ở các vị trí không phải khớp nhưng kéo dài ảnh hưởng đến các khớp:

  • Viêm bao hoạt dịch: là túi chứa đầy chất lỏng hoạt động như đệm giữa xương và các bộ phận chuyển động khác.
  • Viêm gân ảnh hưởng đến các gân gắn cơ vào xương của bạn.

Điều trị chấn thương khớp

Những nguyên nhân gây chấn thương khớp này rất dễ điều trị và bạn có thể sẽ hồi phục hoàn toàn. Điều đầu tiên cần làm là cho khớp đó nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau không kê đơn. Bác sĩ có thể cho bạn đeo nẹp và yêu cầu bạn chườm đá lên đó cũng như đưa ra cho bạn một số bài tập để thực hiện. Khi cần thiết, bác sĩ có thể tiêm thẳng một loại thuốc mạnh hơn vào bao hoạt dịch hoặc gân để kiểm soát cơn đau và sưng tấy.

Vận động để cải thiện tình trạng cứng khớp

Bạn càng di chuyển các khớp của mình, chúng càng ít có khả năng bị cứng. Những hoạt động đơn giản như làm vườn vào buổi chiều hoặc đi dạo quanh khu nhà có thể tốt cho xương khớp của bạn. Bạn sẽ tăng cường các cơ hỗ trợ khớp, giữ cho xương chắc khỏe, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và đốt cháy calo thông qua việc vận động. Bạn nên vận động từ từ chậm rãi để không bị chấn thương khi bị cứng khớp. Bạn nên đi khám nếu tập thể dục nhẹ nhàng làm cho tình trạng cứng khớp trở nên tồi tệ hơn. 

Liệu pháp nhiệt để giảm cứng khớp

Nếu khớp của bạn quá cứng vào buổi sáng, hãy thử tắm nước nóng hoặc tắm bồn. Điều này sẽ khiến máu lưu thông tốt hơn đến các khớp, giúp thư giãn các khớp. Bạn có thể chườm ấm ở vị trí cứng khớp khoảng 15 - 20 phút.

Liệu pháp lạnh để giảm cứng khớp

Bạn có thể chườm lạnh ở khớp bị cứng, nhiệt lạnh làm co mạch, làm chậm lưu lượng máu đến khu vực và giảm sưng. Tuy nhiên bạn không nên chườm lạnh quá 20 phút.

Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu

  • Cứng khớp đây đau dữ dội
  • Bạn bị chấn thương
  • Các khớp bị biến dạng.
  • Bạn không thể vận động
  • Khớp sưng lên đột ngột.

Bạn cũng nên đi khám nếu

  • Các khớp của bạn khó cử động.
  • Da vùng khớp đó bị đỏ hoặc nóng khi chạm vào.
  • Các triệu chứng cứng khớp kéo dài hơn 3 ngày hoặc xảy ra nhiều lần trong tháng.

Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp kiểm soát và có thể giúp làm dịu cơn đau mãn tính. Vì vậy một chế độ ăn lành mạnh nên được duy trì lâu dài để phát huy hiệu quả của chúng với sức khỏe. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm