Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 lưu ý giúp kiểm soát bệnh tim khi trời lạnh

Thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đau tim đặc biệt nếu bạn đang mắc bệnh tim. Tìm hiểu lý do cơn đau tim gia tăng trong mùa Đông để giúp bạn có biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Nhiều người bị đau tim thường xuyên hơn khi trời lạnh.

Trời lạnh ảnh hưởng đến tim thế nào?

Môi trường lạnh khiến cơ thể bạn thực hiện một số điều chỉnh nhất định để duy trì thân nhiệt. Đây là cơ chế điều chỉnh tự nhiên, nhưng với người bệnh tim thì điều này có thể làm gia tăng tình trạng bệnh.

Nhiệt độ lạnh khiến các mạch máu của bạn co lại hoặc hẹp hơn để giảm thiểu sự mất nhiệt từ máu nhằm điều chỉnh nhiệt độ bình thường bên trong của cơ thể. Khi các mạch máu co lại, huyết áp sẽ tăng lên. Điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua các mạch máu bị co thắt trong cơ thể.

Ở người bị bệnh động mạch vành (có sự tích tụ mảng bám trong động mạch, được xem là loại bệnh tim phổ biến nhất) thì nhiệt độ lạnh có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch, gây ra các đợt thiếu máu cơ tim (khi cơ tim không nhận đủ oxy). Điều này có thể gây ra các cơn đau thắt ngực thậm chí là các cơn đau tim.

Đối với những người bị suy tim, nhiệt độ môi trường giảm nhanh có thể gây ra các triệu chứng xấu đi đột ngột, gia tăng nguy cơ nhập viện và thậm chí tử vong do suy tim trong mùa lạnh.

Phòng ngừa đau tim khi thời tiết lạnh

Trái tim cần được chăm sóc nhiều hơn khi sang Đông

Trái tim cần được chăm sóc nhiều hơn khi sang Đông.

Tất cả mọi người đều cần đề phòng các vấn đề tim mạch cũng như có biện pháp chăm sóc tim trong mùa lạnh, điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang có vấn đề về tim. 5 biện pháp sau giúp người bệnh tim kiểm soát và giảm cơn đau tim khi thời tiết lạnh:

Hạn chế tiếp xúc không khí lạnh

Điều quan trọng là bạn cần giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi trời lạnh. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy mặc ấm nhiều lớp, đội mũ, đeo găng tay, tất chân và giày để giữ ấm.

Không cố gắng quá sức

Bạn không nên làm những việc nặng đòi hỏi sử dụng nhiều sức lực khi ngoài trời lạnh. Bạn cũng nên khởi động nhẹ nhàng trước khi đi ra ngoài hay làm việc trong thời tiết lạnh. Sự gắng sức quá mức trong mùa Đông làm gia tăng áp lực cho tim, dẫn đến đau thắt ngực, đau tim, suy tim thậm chí là đột tử.

Đừng để mình trở nên quá nóng

Bạn mặc quá ấm và tham gia hoạt động thể chất có thể khiến bạn quá nóng. Sự tăng thân nhiệt mạnh mẽ này khiến các mạch máu giãn ra hay mở rộng đột ngột có thể dẫn đến hạ huyết áp ở người bệnh tim.

Nếu bạn ra ngoài trời lạnh và thấy mình đổ mồ hôi thì bạn đang bị quá nóng. Ở người bị bệnh tim, tình trạng đổ mồ hôi là một dấu hiệu nguy hiểm, cần dừng hoạt động đang làm và vào trong nhà.

Tiêm phòng cúm

Mùa Đông cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm. Cúm có khả năng gây nguy hiểm cho bất kỳ ai đang mắc bệnh tim. Vì vậy, ban nên tiêm phòng cúm. Nếu người bệnh tim đang có các triệu chứng của bệnh cúm thì nên xin tư vấn của bác sĩ thay vì tự mua thuốc điều trị.

Không uống rượu

Người bệnh tim cần tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời lạnh. Rượu làm mở rộng các mạch máu trên da, tăng tưới máu đến da và cơ khiến bạn cảm giác nóng hơn nhưng thực tế rượu không làm tăng thân nhiệt và nó đang làm mất nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng của bạn.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Người bệnh tim mạch nên ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?

Nguyễn Thanh (Theo Very Well Health) - Theo Suc khoe cong
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm