Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 loại thực phẩm cần bổ sung cho bà bầu để con khoẻ, thông minh

Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, thai phụ cần bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng để em bé phát triển khoẻ mạnh và thông minh.

1. Các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai

Để đảm bảo sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của thai nhi, phụ nữ mang thai cần tăng cường dinh dưỡng hơn lúc bình thường.

Do vậy, ngoài chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cần thiết, cần bổ sung thêm năng lượng, chất đạm, chất béo.

Các nhóm thực phẩm cần thiết bao gồm: nhóm bột đường (chủ yếu từ các loại ngũ cốc); nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...); nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật); nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả...).

Cần phải sử dụng đa dạng các loại thực phẩm. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. Chú ý các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng. Đặc biệt là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: vitamin A, B, C, E…; các chất khoáng như sắt, canxi, kẽm, axit folic..

5 loại thực phẩm cần thiết bổ sung cho bà bầu để con khoẻ, thông minh - Ảnh 2.

Phụ nữ mang thai cần tăng cường dinh dưỡng, ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm.

Theo ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên, thành viên Hội Dinh dưỡng lâm sàng Việt Nam, khi mang thai ngoài chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, có một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng và cần thiết cho mẹ bầu là: axit folic, sắt, canxi, vitamin D.

Ngoài 4 loại thiết yếu trên thì vitamin B1, B2, B5, C, E, A, iốt và kẽm cũng cần thiết. Bổ sung DHA cũng được khuyến cáo bổ sung từ các chuyên gia dinh dưỡng.

2. Một số loại thực phẩm quan trọng cần bổ sung cho phụ nữ mang thai

2.1. Thực phẩm giàu axit folic

Việc bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai là vô cùng cần thiết. Vì axit folic tham gia tạo máu và hình thành ống thần kinh. Ống thần kinh của thai nhi hoàn thành từ tuần thứ 3-4 trong giai đoạn mang thai, nếu thiếu có thể gây ra dị tật ống thần kinh bẩm sinh.

Bên cạnh nguồn uống bổ sung, mẹ bầu cần bổ sung axit folic từ thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày. Axit folic có nhiều trong các thực phẩm như: cam, sữa, chế phẩm từ sữa, măng tây, rau bina, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt…

2.2. Thực phẩm giàu sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Tình trạng thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh và làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa như sinh non, nhiễm trùng hậu sản, trẻ sinh ra nhẹ cân.

Theo khuyến cáo, phụ nữ khi bắt đầu có thai nên uống ngay viên sắt, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo axit folic 400mcg/ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày.

Sắt có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ như: Tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng; các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải xanh, bí ngô và trái cây khô. Trong đó, thực phẩm có nguồn gốc động vật là nguồn hấp thu sắt tốt hơn so với thực vật.

5 loại thực phẩm cần thiết bổ sung cho bà bầu để con khoẻ, thông minh - Ảnh 4.

Nên bổ sung thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hằng ngày.

2.3. Thực phẩm giàu canxi

Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thai kỳ sẽ giúp hình thành và phát triển bộ xương thai nhi mà vẫn đảm bảo toàn vẹn sức khỏe xương của người mẹ. Lượng canxi ăn vào được khuyến cáo là 800- 1000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bà mẹ mang thai và cho con bú.

Canxi có nhiều trong: tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa. Để tăng thêm canxi trong khẩu phần, phụ nữ mang thai cần uống thêm sữa giàu canxi và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phomat, hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.

2.4. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi và phospho, góp phần vào cấu tạo xương. Nếu thiếu quá nhiều vitamin D có thể gây dị tật bẩm sinh, gây nhuyễn xương, co giật do hạ canxi máu, loãng xương ở mẹ.

Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, cá trích, bông cải xanh, cam, sữa tươi, lòng đỏ trứng gà…

2.5. Thực phẩm giàu DHA

DHA là một axit béo thuộc nhóm omega-3 được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm. Nghiên cứu cho thấy, DHA là một dưỡng chất vô cùng thiết yếu đối với cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em.

DHA có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, phát triển thị lực của trẻ. Nghiên cứu cũng cho thấy DHA giảm tỷ lệ sinh non.

DHA rất dồi dào trong các loại hải sản như cá biển sâu, động vật có vỏ, dầu cá và một số loại tảo biển. Một số loại cá được xem là một nguồn cung cấp DHA tuyệt vời như: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi và trứng cá muối.

Ngoài ra, DHA cũng có thể tìm thấy một lượng nhỏ trong thịt và sữa của động vật ăn cỏ hoặc có trong trứng.

5 loại thực phẩm cần thiết bổ sung cho bà bầu để con khoẻ, thông minh - Ảnh 5.

Cá hồi là thực phẩm giàu DHA.

Tóm lại, dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của người mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng để sinh ra những em bé khỏe mạnh và là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Theo ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên, do nhu cầu dinh dưỡng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của thai kỳ cũng như tình trạng sức khỏe của từng người. Phụ nữ mang thai nên khám thai định kỳ và bổ sung vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mẹo ăn uống giúp bà bầu giảm cơn ốm nghén.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm