Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để trẻ không bú ngủ?

Trẻ phải bú để ngủ là một trong những băn khoăn của rất nhiều mẹ. Liệu có nên cho con bú ngủ không và nếu không thì nên làm thế nào? Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ giải đáp giúp bạn!

Không có gì kỳ diệu hơn là ngắm nhìn thiên thần bé nhỏ của bạn từ từ chìm vào giấc ngủ trong lòng mẹ. Đây là những kỷ niệm ngọt ngào mà bạn sẽ lưu giữ trong nhiều năm sau này. Cho con bú là một trải nghiệm vô cùng thoải mái, tăng sự gắn kết thông qua tiếp xúc da kề da và trong sữa mẹ chứa các hormone gây buồn ngủ sẽ giúp đưa trẻ vào trạng thái mơ màng. Tuy nhiên sau khi giai đoạn sơ sinh của trẻ kết thúc, bạn nên dạy bé ngủ theo những cách khác nhau.

Nhược điểm của việc cho bé bú khi ngủ

Nếu thiên thần nhỏ của bạn phụ thuộc vào việc bú trước khi đi ngủ, điều đó có thể dẫn đến sự phụ thuộc và các vấn đề khác sau này. Điều này có thể tạo thành thói quen khiến trẻ luôn phải phụ thuộc bú để ngủ

Bạn có thể có một số thói quen trước khi đi ngủ như đánh răng, mặc bộ đồ ngủ yêu thích hoặc đọc sách và với trẻ cũng vậy! Một thói quen đi ngủ nhất quán nói với cơ thể nhỏ bé của trẻ rằng đã đến lúc nghỉ ngơi.

Không có gì sai khi tận dụng các tác dụng mạnh mẽ, gây buồn ngủ của việc cho con bú để giúp trẻ đi ngủ Tuy nhiên khi con bạn bắt đầu phụ thuộc vào việc bú để đi vào giấc ngủ và không chịu ngủ theo bất kỳ cách nào khác thì đây lại là một vấn đề khó khăn cho bạn. Sự phụ thuộc này có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn khi đến thời điểm cai sữa hoặc khi trẻ liên tục thức giấc ban đêm và cần được bú để ngủ lại.

Cho trẻ bú khi ngủ có thể khiến trẻ phụ thuộc 

Có thể trong giai đoạn đầu sau sinh mẹ có thể thoải mái trong việc cho con bú khi đi ngủ. Nhưng nếu việc ôm chặt mẹ là cách duy nhất khiến trẻ có thể đi vào giấc ngủ thì đến một ngày khi bạn có việc cần ra ngoài vào buổi tối và không thể bên cạnh để cho trẻ ngủ, lúc đó bạn sẽ thấy mình đang gặp vấn đề khó giải quyết. Thói quen cho con bú khi ngủ cũng có thể gây khó khăn nếu bạn muốn nhờ cậy chồng hoặc người thân cho trẻ ngủ.

Coping with broken sleep | Australian Breastfeeding Association

Cho trẻ bú khi ngủ có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn

Khi không ai ngoài mẹ có thể dỗ trẻ ngủ thì việc nuôi dạy con cái có thể trở nên rất mệt mỏi với bạn, đặc biệt là khi trẻ hay tỉnh giấc đêm. Điều này có thể khiến các bà mẹ mệt mỏi, thiếu ngủ không được nghỉ ngơi đầy đủ nhất là trong giai đoạn cần được nghỉ ngơi hồi phục sau sinh.

Đọc thêm bài viết: Làm thế nào để kích sữa cho con bú?

Chứng trầm cảm sau sinh ngày càng trở nên phổ biến ở những người mới làm mẹ, vì vậy điều quan trọng là bạn phải giảm căng thẳng bằng mọi cách có thể. Chia sẻ trách nhiệm chăm con, cho con ăn với người thân và chồng có thể giúp ích rất nhiều trong việc giúp cả mẹ và bé có được sức khỏe tốt và những giấc ngủ ngon.

Khi nào bạn nên ngừng cho trẻ bú khi ngủ?

Trong những ngày đầu, để bé ngủ trong khi bú mẹ cũng không sao tuy nhiên bạn đừng khiến điều này trở thành thói quen khó bỏ cho trẻ. Thỉnh thoảng bạn có thể cho con bú khi ngủ, đặc biệt là khi bé ốm hoặc mọc răng. Tuy nhiên, nếu trẻ hay có thói quen vừa bú vừa ngủ nhưng mút chập chờn mà không nuốt thì đã đến lúc bạn nên cai bú đêm trước khi ngủ cho trẻ.

Một số trẻ thực sự có nhu cầu bú nhiều hơn, điều này rất quan trọng đối với sự phát triển răng miệng. Nếu đúng như vậy, bạn có thể thử cho trẻ bú bình hoặc dùng ti giả.

Nếu trẻ không chịu ngủ khi không được bú

Tất cả chúng ta đều có những thói quen kỳ lạ khi đi ngủ. Có thể bạn thích ngủ với cửa sổ mở hoặc bật tivi. Em bé cũng có thể hình thành thói quen khi đi ngủ, nhưng thói quen chỉ có lợi nếu chúng khuyến khích giấc ngủ chứ không cản trở giấc ngủ.

Chắc chắn, việc cho con bú sẽ giúp trẻ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi trẻ thức dậy và không tìm thấy ti giả? Bé sẽ muốn được bú lần nữa để giúp bé ngủ lại và điều này có thể thường xuyên lặp lại suốt cả đêm

Nếu trẻ muốn bú cả đêm

Các cữ bú kéo dài là rất phổ biến trong những ngày đầu khi trẻ sơ sinh mới bắt đầu tìm hiểu mọi thứ. Thêm vào đó đây là giai đoạn trẻ có sự tăng trưởng đột ngột thường xuyên và trẻ vẫn đang trong sự nhầm lẫn ngày/đêm, vậy nên chăm con mới sinh thường khiến các ông bố bà mẹ bị thiếu ngủ mệt mỏi.

Trẻ sơ sinh có chu kỳ giấc ngủ ngắn hơn và ngủ không sâu như với người lớn, vì vậy trẻ có nhiều khả năng thức giấc trong đêm. Nếu trẻ bắt đầu phụ thuộc vào việc bú để ngủ, bé có thể sẽ đòi bú cứ sau 45 phút suốt đêm dài.

Safe Sleep and Breastfeeding- What's New?

Làm thế nào để ngừng cho bé bú khi ngủ?

Nếu trẻ dựa vào việc bú mẹ để ngủ, thì bạn đừng quá lo lắng. Bạn có thể dần dần luyện giúp trẻ học ngủ theo những cách khác nhau.

Bắt đầu với những giấc ngủ ngắn

Nhiều bậc cha mẹ thấy dễ dàng hơn khi bắt đầu rèn giấc ngủ cho trẻ vào giấc ngủ trưa vì họ ít mệt mỏi hơn và có nhiều khả năng áp dụng điều chỉnh cho trẻ hơn là vào lúc nửa đêm. Khi bạn đã luyện được giấc ngủ trưa cho trẻ thì bạn cũng sẽ dễ dàng bắt đầu rèn giấc ngủ ban đêm cho trẻ.

Một trong những bước đầu tiên là thiết lập một thói quen hàng ngày. Điều này không cần phải cứng nhắc đến mức bạn cho bé ăn hàng ngày vào buổi trưa và nhanh chóng cho bé đi ngủ lúc 1 giờ chiều. Điều quan trọng là phải chú ý đến các tín hiệu của trẻ và phản ứng kịp thời khi bé mệt hoặc đói.

Đọc thêm bài viết: Bú sữa nhiều giúp trẻ ít ốm?

Nhiều người thích rèn cho trẻ theo phương pháp “Ngủ, Ăn, Chơi”. Điều này giúp loại bỏ mối liên hệ giữa việc cho ăn và ngủ. Thay vào đó, bạn có thể tạo thói quen ngủ trưa cho trẻ bằng các bài hát, câu chuyện và ánh sáng mờ để báo hiệu cho bé rằng đã đến giờ đi ngủ.

Tìm cách khác để xoa dịu em bé

Với những người làm mẹ, việc nhìn trẻ khóc khiến bạn khó có thể ngồi yên. Bản năng đầu tiên của chúng ta là ôm con vào lòng vì chúng ta biết rằng điều đó sẽ làm con bình tĩnh lại, bất kể nguồn gốc của tiếng khóc là gì. Dù bạn có tin hay không thì việc mút tay không phải là điều duy nhất có thể xoa dịu một đứa trẻ đang khóc.

Phương pháp 5'S được chứng minh là giúp xoa dịu trẻ sơ sinh.

  • Swaddling (Quấn tã cho bé).
  • Side or stomach position (Đặt em bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp).
  • Shushing (Tạo âm thanh shhhh – loại tiếng ồn trắng giúp bé cảm thấy an tâm).
  • Swinging (Đung đưa theo nhịp điệu).
  • Sucking (Ngậm ti giả)

Những phương pháp này đã được chứng minh là giúp trẻ bình tĩnh sau khi tiêm chủng, vì vậy chúng chắc chắn cũng đáng để thử ở nhà! Bên cạnh đó bạn cần tạo không gian yên tĩnh để trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Bạn có thể cân nhắc việc lắp đặt rèm chắn sáng, sử dụng máy tạo độ ẩm, bật tiếng ồn trắng và giữ nhiệt độ phòng tối ưu cho trẻ sơ sinh.

Thỉnh thoảng hãy để các ông bố dỗ cho trẻ ngủ

Các bà mẹ mang thai trong chín tháng nên thường việc luôn cảm thấy sợi dây liên kết gắn bó với trẻ là điều tự nhiên đôi khi các bà mẹ cảm thấy việc cho trẻ ăn và đi ngủ là trách nhiệm đương nhiên của mình. Tuy nhiên việc tập cho người khác cho trẻ ăn hoặc ru trẻ ngủ sẽ rất hữu ích trong tương lai. Đây cũng có thể là thời gian để gia tăng sự gắn kết giữa cha và con.

Nếu việc cho con bú là một phần trong thói quen trước khi đi ngủ của bạn thì bạn có thể tiếp tục và cho con bú cho đến khi bé buồn ngủ nhưng chưa ngủ. Hãy để các ông chồng hoặc một thành viên khác trong gia đình đến và cho trẻ ngủ bằng một câu chuyện, bài hát ru và đặt thiên thần nhỏ của bạn vào nôi. Lúc đầu, bé có thể quấy khóc và phản đối, nhưng dần dần, bé sẽ quen với việc đó và thậm chí có thể ngủ lâu hơn.

Cố gắng trở thành người mẹ siêu nhân làm tất cả mọi việc sẽ chỉ khiến bạn kiệt sức và tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Vậy nên bạn hãy cho phép bản thân và chồng san sẻ với nhau trong việc chăm con và cho con ngủ.

Đừng kích thích em bé vào giờ đi ngủ hoặc giờ ngủ trưa

Bạn đã bao giờ thức quá khuya để xem một bộ phim ly kỳ nào đó rồi trằn trọc không ngủ được chưa? Điều tương tự cũng có thể xảy ra với trẻ, những việc đơn giản như đi đến một nhà hàng đông đúc hoặc đi thăm bạn bè cũng có thể là những kích thích gây xáo trộn trong thế giới nhỏ bé của trẻ.

Đôi khi, bạn không thể tránh khỏi những điều này, nhưng bất cứ khi nào có thể, hãy cố gắng tránh ra ngoài hoặc gặp khách vào giờ trước khi đi ngủ của trẻ. Điều này có thể khiến bạn phải thay đổi lối sống của mình trong thời gian hiện tại.

Một nguồn kích thích khác có thể đến với trẻ là giờ chơi. Chỉ cần chơi trò ú òa với bố thôi cũng có thể khiến trẻ phấn khích đến mức khó ngủ. Vậy nên bạn hãy cố gắng giữ thời gian vui chơi cách xa giấc ngủ trưa và tối của trẻ và nên để trẻ có thời gian thư giãn với ánh đèn mờ, âm nhạc hoặc những âm thanh êm dịu, bạn có thể cho trẻ tắm nước ấm và mát-xa nhẹ nhàng.

Ngừng cho con bú trước khi bé hoàn toàn chìm vào giấc ngủ

Trẻ thức giấc nhiều lần trong đêm và sẽ khó ngủ lại nếu các điều kiện đã thay đổi. Điều này có nghĩa là nếu bé ngủ khi bú, bé sẽ muốn bú lần nữa để ngủ lại. Bằng cách dạy bé tự ngủ, bé sẽ học được bài học quý giá về cách tự xoa dịu bản thân để trẻ có thể hình thành phản xạ chỉ cần bạn khi bé thực sự đói hoặc đau.

Nếu trẻ không bú mà chỉ ngậm vú mẹ thì bạn nên tách vú mẹ ra khỏi bé trước khi bé ngủ thiếp đi. Hãy thử nhẹ nhàng đưa một ngón tay vào, thay thế núm vú và rút bầu vú ra khỏi miệng trẻ. Nếu trẻ bắt đầu khóc hoặc cố gắng ngậm lại, hãy thử một số kỹ thuật xoa dịu khác mà chúng tôi đã nói trước đó.

Điều này sẽ mất một thời gian để bé quen với việc không bú mẹ hoàn toàn để ngủ, nhưng dần dần, bé sẽ hiểu rằng ăn và ngủ là hai việc riêng biệt.

Cai sữa cho bé dần dần

Việc cai bú khi ngủ và cai ti đêm cho trẻ sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Bạn có thể sẽ phải lặp đi lặp lại chu kỳ ngừng cho trẻ bú, vỗ về trẻ, cho trẻ bú lại và lại dỗ trẻ trong vài đêm đầu tiên hoặc thậm chí có thể vài tuần. Điều này không chỉ giúp bé học cách tự xoa dịu bản thân mà bạn còn hạn chế được việc thức dậy vào ban đêm và khiến trẻ ngủ ngon hơn.

Các câu hỏi thường gặp

Em bé sẽ ngừng bú để tự ngủ?

Đúng vậy, từ góc độ phát triển, hầu hết trẻ sơ sinh cuối cùng đều học cách ngừng bú để ngủ. Tuy nhiên, điều này có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Trong lịch sử, trẻ em không cai sữa cho đến khi chúng được ba hoặc bốn tuổi.

Trong khi một số gia đình tiếp tục cho con bú kéo dài, hầu hết nhận thấy rằng trẻ tiếp tục bú trước khi đi ngủ, nhưng thường dừng lại trước khi chìm vào giấc ngủ hoàn toàn. Nhiều gia đình trong số này cũng thực hành ngủ chung giường có thể giúp giảm thiểu sự gián đoạn giấc ngủ khi thực hành một cách an toàn.

Nếu bạn không lo lắng về việc con bạn ngủ gật khi đang bú, thì bạn có thể tiếp tục cho trẻ bú khi ngủ đến một thời điểm mà bạn cảm thấy đã sẵn sàng để giúp bé nhẹ nhàng cai bú. Hãy luôn nhớ rằng hành trình làm cha mẹ là của bạn và không cần phải giống bất kỳ ai khác.

Tôi vẫn có thể cho bé ăn trước khi đi ngủ chứ?

Tất nhiên là có. Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng thành phần của sữa mẹ thay đổi trong suốt cả ngày. Sữa buổi sáng có hàm lượng hormone kích thích cortisol cao hơn, trong khi sữa buổi tối có hàm lượng melatonin và tryptophan gây buồn ngủ cao hơn.

Tryptophan là một axit amin tiền thân của chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và điều chỉnh tâm trạng. Bổ sung tryptophan sớm rất quan trọng để giúp trẻ phát triển trí não. Những thành phần này trong sữa mẹ cũng có thể giúp điều chỉnh nhịp sinh học của trẻ sơ sinh vì khi mới sinh trẻ thường bị đảo ngược ngày và đêm.

Cho bé bú trước khi đi ngủ có thể là khoảng thời gian tuyệt vời để gắn kết và giúp chuẩn bị cho bé đi ngủ. Bạn có thể tiếp tục cho bé bú cho đến khi bé buồn ngủ nhưng vẫn tỉnh táo. Sau khi cho bú, hãy rời trẻ khỏi vú mẹ và giúp con bạn ngủ theo một cách khác.

Tạm kết

Cho con bú là một hành động vô cùng mạnh mẽ và tuyệt vời. Sữa mẹ có chứa các axit amin và kích thích tố khiến bé cảm thấy buồn ngủ, chưa kể đến hành động bú dễ chịu vì vậy không có gì ngạc nhiên khi trẻ thích bú để ngủ. Tuy nhiên, nếu bé chỉ ngủ khi bú mẹ, bạn có thể cân nhắc giúp bé ngủ theo nhiều cách khác nhau. Khi trẻ có thể ngủ mà không cần sự giúp đỡ của bạn và điều đó có nghĩa là bạn cũng sẽ được ngủ ngon hơn.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo DrAxe) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

Xem thêm