Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 điều mẹ cần lưu ý để giúp con tăng chiều cao tuổi dậy thì

Không chỉ là một trong 3 giai đoạn vàng trong tăng trưởng thể chất, dậy thì còn là cơ hội cuối cùng để cải thiện chiều cao cho con. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý 5 nguyên tắc tăng chiều cao tuổi dậy thì dưới đây để giúp con chinh phục chiều cao lý tưởng.

Theo dõi những thay đổi trên cơ thể con

Độ tuổi bắt đầu dậy thì ở bé gái nằm trong khoảng từ 8 - 13. Khi bắt đầu có kinh nguyệt, bé gái tăng thêm khoảng 3-5cm và tốc độ phát triển chiều cao sẽ chậm lại sau 15 tuổi, có thể sớm hơn hoặc trễ hơn phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu dậy thì.

Bé trai có xu hướng thể hiện những thay đổi thể chất đầu tiên của tuổi dậy thì trong độ tuổi từ 10 đến 16, phát triển nhanh nhất từ 12 đến 15 tuổi. Đến khoảng 16 tuổi, chiều cao của bé đã bắt đầu phát triển chậm lại.

Sau dậy thì, lượng nội tiết tố sinh dục và tăng trưởng giảm đi đáng kể, sụn xương cốt hóa hoàn toàn gắn vào đầu xương, xương không dài ra được nữa.

Muốn con đạt chuẩn chiều cao, bố mẹ cần tận dụng giai đoạn này để thực hiện các giải pháp tăng chiều cao tuổi dậy thì, giúp con sở hữu tầm vóc vượt trội khi trưởng thành.

Trường hợp con dậy thì trước 8 tuổi ở nữ, 9 tuổi ở nam hoặc đã trên 15 tuổi nhưng chưa có dấu hiệu dậy thì, cha mẹ cần đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và có hướng chăm sóc phù hợp.

Theo dõi tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì giúp mẹ có kế hoạch cải thiện chiều cao cho con phù hợp.

(Ảnh minh họa)

Gặp chuyên gia khi con có dấu hiệu dậy thì

Trẻ sẽ được tiến hành kiểm tra thể trạng, những sự thay đổi bên ngoài và bên trong cơ thể, đánh giá xem nó có phù hợp với biểu đồ phát triển thể chất bình thường hay không. Các chuyên gia cũng hướng dẫn cha mẹ và con cái cách chăm sóc sức khỏe để con tăng trưởng chiều cao thuận lợi trong giai đoạn dậy thì nếu con có dấu hiệu tăng trưởng kém ở các thời kỳ trước.

Qua những buổi gặp gỡ này, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn những thay đổi đã, đang và sẽ xảy ra trong quá trình con dậy thì cùng cách chăm con phù hợp.

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cung cấp nhiên liệu để con thoải mái hoạt động cả ngày và tích lũy để tăng trưởng thể chất. Có 2 nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng mà mẹ cần nắm là bổ sung đúng và bổ sung đủ.

Tập trung cung cấp các dưỡng chất trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành xương mới như Canxi, Collagen Type II, Magie, Phốt pho là nguyên tắc then chốt, đáp ứng yếu tố bổ sung đủ trong dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì. Mẹ cần đảm bảo rằng cơ thể con nhận được các dưỡng chất này mỗi ngày thông qua thực đơn ăn uống hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung để phát triển chiều cao thuận lợi.

Áp dụng đúng phương pháp chế biến thực phẩm, hạn chế sử dụng nhiệt độ quá cao như nướng, chiên, khiến dưỡng chất bị hao hụt, cơ thể con không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao.

Dinh dưỡng là yếu tố then chốt, mẹ cần đặc biệt lưu ý để giúp con phát triển chiều cao tối đa.

(Ảnh minh họa)

Hàm lượng mỗi chất dinh dưỡng cũng tác động đến sự tăng trưởng chiều cao của con ở tuổi dậy thì. Khi cơ thể con cần 1000mg Canxi nhưng cha mẹ chỉ bổ sung 500mg sẽ không đủ nguyên liệu để tạo xương mới, chiều cao không thể tăng lên được. Chỉ khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày mới giúp con tăng chiều cao hiệu quả trong giai đoạn dậy thì.

Không ít phụ huynh đã lựa chọn bổ sung dinh dưỡng cho con đang dậy thì bằng TPBVSK, vừa cung cấp các dưỡng chất quan trọng tập trung cho sự phát triển chiều cao, vừa có hàm lượng cụ thể, đáp ứng đúng và đủ nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu, mở ra cơ hội cao lớn vượt trội cho con. Kết hợp thực phẩm và TPBVSK chứa các dưỡng chất cần thiết cho chiều cao là lựa chọn tối ưu giúp cơ thể con có cơ hội nhận đúng và đủ dinh dưỡng, hỗ trợ kích thích chiều cao phát triển nhanh chóng trong thời kỳ dậy thì.

Khuyến khích con vận động thường xuyên

Bên cạnh khả năng kích thích sản sinh nội tiết tố tăng trưởng, vận động còn giúp củng cố sức khỏe của hệ xương. Đây cũng là điều kiện quan trọng để xương có thể phát triển liên tục về chiều dài. Mẹ hãy khuyến khích con dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Đồng thời, hướng cho con lựa chọn các môn thể thao kích thích xương phát triển mạnh mẽ như bơi lội, bóng rổ, nhảy dây hoặc các bài tập yoga giúp kéo giãn xương khớp.

Chú ý đến giấc ngủ và thói quen sinh hoạt của con

Khi ngủ sâu vào ban đêm, tuyến yên sản sinh hàm lượng hormone tăng trưởng cao gấp nhiều lần so với khi thức, đỉnh điểm là vào 23 - 01 giờ sáng. Mặt khác, thông qua giấc ngủ, các cơ quan và tế bào sẽ đào thải độc tố, giúp cơ thể phục hồi năng lượng sau một ngày dài. Hãy khuyến khích con đi ngủ trước 22 giờ mỗi ngày và ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm để có sức khỏe tốt và kích thích chiều cao phát triển hết tiềm năng.

Môi trường sống lành mạnh vừa tạo điều kiện phát triển bản thân, hình thành nhân cách mà còn giúp con có sức khỏe tốt, phát triển chiều cao thuận lợi hơn. Cha mẹ cần đồng hành cùng con xây thói quen tốt, hình thành lối sống tích cực. Hướng dẫn cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử và mạng xã hội đúng cách, bởi sa đà vào những thiết bị điện tử là nguyên nhân khiến trẻ lười vận động, thức khuya, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao.

Hiểu được tầm quan trọng của thời kì dậy thì đối với chiều cao, cha mẹ sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất để giúp con bứt phá tăng chiều cao tuổi dậy thì hiệu quả. Mỗi bữa ăn giàu dinh dưỡng, mỗi loại TPBVSK uy tín mà cha mẹ đầu tư hôm nay có thể giúp con tự tin và thành công hơn trong tương lai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách tăng chiều cao cho con khi cha mẹ có chiều cao khiêm tốn.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm