Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 việc nên làm sau một đêm mất ngủ

Sau một đêm mất ngủ, bạn khó có đủ năng lượng và sự tỉnh táo trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, dưới đây là 3 việc bạn nên làm để phục hồi sức khỏe và ngăn tình trạng mất ngủ kéo dài.

Mất ngủ ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần và hiệu suất làm việc của bạn trong ngày hôm sau.

Thức dậy đúng giờ như mọi ngày

Một đêm thức khuya, thiếu ngủ hoặc trằn trọc trên giường sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng hôm sau. Rời giường đúng giờ đã khó, chưa kể đến việc phải làm việc, học tập như bình thường. Vì thế, không ít người thích "ngủ bù" thêm vài chục phút đến vài tiếng đồng hồ so với ngày thường. Tuy nhiên, các chuyên gia lại khuyên bạn không nên làm vậy.

Thực tế, thiếu ngủ là "khoản nợ" rất khó bù đắp vào ngày hôm sau. Theo TS Fiona Barwick – chuyên gia về giấc ngủ tại Đại học Stanford (Mỹ), ngủ nướng quá giờ sẽ làm rối loạn nhịp sinh học của bạn, trong đó có chu kỳ thức ngủ.

Ngay khi bạn thức giấc, cơ thể bắt đầu tích lũy nhu cầu ngủ (sleep drive), giúp bạn trở nên buồn ngủ vào cuối ngày, ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nếu bạn ngủ nướng, chu kỳ này sẽ rối loạn, khiến mất ngủ lặp lại vào nhiều ngày sau đó.  

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn

Nhịp sinh học của cơ thể chịu ảnh hưởng lớn của ánh sáng mặt trời. Khi đêm xuống, ánh sáng truyền tới võng mạc giảm dần, khiến tuyến tùng tiết ra hormone melatonin khiến bạn buồn ngủ. Vì lý do đó, tiếp xúc với ánh nắng ngay sau khi thức giấc là biện pháp hữu hiệu để đánh thức não bộ, giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử đi bộ, tập thể dục dưới ánh nắng sớm để tăng nồng độ dopamine và serotonin trong cơ thể. 2 hormone này vừa tạo cảm giác tỉnh táo, vừa giúp bạn đánh bay cơn "thèm ngủ" sau một đêm mất ngủ.

Làm việc, học tập sau một đêm ngủ không ngon giấc là việc không dễ dàng. Nếu bạn cần bổ sung năng lượng tức thì vào buổi chiều, hãy chợp mắt 15 - 30 phút, hoặc dành thời gian đi bộ ngoài trời. Tránh ngủ trưa quá lâu, hoặc uống cà phê vào buổi chiều - 2 yếu tố có thể khiến bạn mất ngủ trong đêm kế tiếp.

Đi ngủ đúng giờ vào những ngày tiếp theo

Một đêm thiếu ngủ có thể là khởi đầu cho chuỗi ngày "đảo lộn" giờ giấc và nhịp sinh học, khiến bạn mất ngủ kéo dài. Nghiên cứu chỉ ra rằng, kéo dài giấc ngủ trong 1 - 2 đêm ngay sau đó sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn sau một buổi tối mất ngủ. Bạn nên duy trì lịch ngủ đúng giờ vào mỗi đêm; Không nên thức quá khuya vào ngày cuối tuần, tránh phá hỏng chu kỳ ngủ mà cơ thể đã quen.

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn nên tránh xa thuốc lá, rượu, đồ uống chứa caffeine vào buổi tối. Đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ. Nếu gặp tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng mà không rõ nguyên nhân, bạn cần đi khám chuyên khoa tâm - thần kinh, không nên tự ý dùng thuốc ngủ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm ngay những việc này nếu tối qua bạn đi ngủ muộn.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

Xem thêm