Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 nhóm thực phẩm không nên ăn sau khi tiêm vaccine COVID-19

Để cơ thể nhanh hồi phục sau tiêm vaccine COVID-19, bạn nên tránh 3 loại thực phẩm dưới đây.

Cũng giống như việc sử dụng thuốc hay là tiêm các loại vaccine khác, vaccine COVID-19 cũng có thể gây ra cho người tiêm một số phản ứng không mong muốn như đau, sưng và đỏ tại chỗ tiêm; sốt, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn... thậm chí là dị ứng, sốc phản vệ sau tiêm.

Chính vì vậy sau khi tiêm chủng, mỗi chúng ta đều cần phải theo dõi để phát hiện sớm và kịp thời xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Đặc biệt cần tránh xa những thực phẩm sau đây để việc hồi phục được nhanh chóng hơn.

3 nhóm thực phẩm không nên dùng sau tiêm vaccine

Đồ ăn cứng, khó tiêu hóa

Sau khi tiêm, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện phản ứng mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau.... vì vậy không nên ăn đồ cứng, đồ khó tiêu hoá vì sẽ rất khó hấp thụ.

Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), người đi tiêm về tốt nhất nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

Các món ăn chiên, rán, nướng

Theo BSCKI Đào Thị Hảo (Khoa Dinh dưỡng- Bệnh viện TWQĐ 108): Các loại thực phẩm chứa chất béo bão hoà như thức ăn nhanh, đồ chiên, rán, nướng… có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những phản ứng không tốt sau khi tiêm.

Do đó, sau khi tiêm xong chúng ta nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Văn Sỹ (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 1A), các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và giấc ngủ bị xáo trộn - điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn sau khi tiêm.

Tất cả các loại đồ ăn vặt đều phải được tránh trong vài ngày sau khi tiêm chủng ngừa COVID-19. Thay vào đó có thể thay thế bằng trái cây, đậu phộng, salad rau và bánh mì kẹp rau…

Cuối cùng, cần nhớ không ăn những thực phẩm gia cầm và gia súc bị chết do nhiễm bệnh, không ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc bản thân có tiền sử dị ứng với món đó trước đây vì sẽ làm trầm trọng hơn phản ứng sau tiêm vaccine.

Vậy chúng ta nên ăn uống như thế nào sau tiêm vaccine?

CDC Hoa Kỳ và Bộ Y tế Việt Nam khuyên mọi người sau khi tiêm vắc xin nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu năng lượng. Ăn đủ nhu cầu, đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi theo khẩu vị. Nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Theo BS Phạm Quang Thái (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), những người tiêm vaccine COVID-19 xong cần nghỉ ngơi hợp lý, tuy nhiên không nằm suốt ngày, không nên vận động mạnh, ăn uống đầy đủ. Ngoài ra, không vì khó chịu chán ăn mà bỏ bữa, ăn đủ chất, uống đủ nước để hạn chế tình trạng sốt và nhanh trải qua vấn đề đang gặp hơn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nên ăn uống thế nào sau khi tiêm vaccine COVID-19?

Theo Trí thức trẻ - Theo giadinh.net.vn
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm