Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến thể delta có siêu lây nhiễm hay không?

Tăng cường độ bao phủ của vaccine, test nhanh và truy vết người mắc, chúng ta vẫn đang chạy theo sự biến đổi của virus từng giờ.

Biến thể Delta của virus Corona đang hoành hoành ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á và nhiều quốc gia khác. Chúng đang phá vỡ nhiều hàng rào bảo vệ phòng dịch của chúng ta. Hàng rào chắn tiếp theo chúng ta là vaccine đang cố gắng được thiết lập nhanh nhất để có thể đủ sức chống lại làn sóng dịch của biến chủng này. Liệu có kịp không khi người ta cho rằng đây là chủng virus có khả năng siêu lây nhiễm.

Tại sao biến thể delta lại có thể hoành hoành như thế trong khi tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngày càng tăng cao?

Chúng ta vẫn còn một tỷ lệ lớn người chưa tiêm vaccine, đây chính là những nhóm người nhạy cảm nhất đặc biệt là với biến thể Delta đang được coi là chủng siêu lây nhiễm. Chúng ta đã nhìn thấy chúng gây bệnh như thế nào ở Ấn Độ và Anh và giờ đây là ở Indonesia, Nga và cả Việt Nam nữa. Những gì chúng ta thấy được ở đây là chúng sẽ là chủng thống trị toàn cầu cho đến khi có một phiên bản khác xuất hiện ưu việt hơn. Nhưng ngay bây giờ, điều quan tâm trước mắt của chúng ta là những nhóm người chưa được tiêm vaccine. Chúng ta cũng đang chứng kiến mô hình gây bệnh của chủng Delta đó là người trẻ đang dần mắc bệnh nhiều hơn bởi trước đó chúng ta cho rằng COVID nhắm đến những đối tượng người cao tuổi. Nhưng đối tượng người cao tuổi vẫn chưa được tiêm vaccine đặc biệt là nhóm trên 65 tuổi do vậy mà nguy cơ nhiễm virus của họ khá cao. Đây cũng là một đối tượng có tính tổn thương cao, họ mắc bệnh lý mạn tính, dễ bị ốm và thậm chí là dễ tử vong. Như vậy là chúng ta đang có lẫn những người trẻ và cả người cao tuổi mắc bệnh. Tử vong ở đây vẫn chưa phải là điều đáng bàn vì việc quan trọng hơn chính là khả năng lây nhiêm quá nhanh của biến chủng.

Người ta thấy rằng khả năng lây nhiễm của delta cao hơn khoảng 50% so với chủng Alpha siêu lây truyền trước đó. Đó thật sự là một bước tiến lớn của virus.

Nhưng nếu được tiêm đầy đủ vaccine thì bạn không nên quá lo lắng bởi cơ hội bạn nhiễm delta là cực kỳ thấp nhưng không phải là không có ngoại lệ. Khi bố mẹ được tiêm vaccine thì con cái của họ cũng có khả năng được bảo vệ cao hơn. Những người cần được quan tâm ở đây là những người chưa được tiêm vaccine hoặc những người mới được tiêm vaccine mũi đầu và họ vẫn chưa hình thành đủ kháng thể trung hòa, tế bào T và đáp ứng miễn dịch. Những người bị suy giảm miễn dịch chẳng hạn như người mắc bệnh tự miễn hoặc những người đang điều trị thuốc ung thư ức chế miễn dịch cũng là nhóm người dễ nhay cảm với virus. Những nhóm người này vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và khử khuẩn bởi vaccine vẫn chưa có khả năng bảo vệ đầy đủ. Các biến thể sẽ phát triển mạnh hơn nếu COVID-19 không được kiểm soát và một ngày nào đó khi những biến thể này tiến hóa hơn, vaccine sẽ không còn khả năng bảo vệ chúng ta nữa.

Để có thể tiêm đủ cho mọi người trên toàn thế giới cần mất một năm đến một năm rưỡi nữa. Trong khi đó virus vẫn không ngừng tiến hóa, và kịch bản tồi tệ nhất có thể chưa xảy ra.

Vẫn có nhiều biện pháp bảo vệ bạn trước biến thể delta và các biến thể khác trong tương lai. Cần phải nghiên cứu nhiều hơn về các test nhanh. Việc theo dấu truy vết vẫn cần phải làm nhanh mạnh hơn. Tiến hành giám sát sự biến đổi gen càng nhanh càng tốt, mặc dù không phải quốc gia nào cũng làm được điều này nhưng nếu được thì chúng ta càng phát hiện ra biến thể mới sớm khi chúng bắt đầu có dấu hiệu cảnh bảo. Việc quan trọng nhất vẫn là đẩy nhanh độ bao phủ của vaccine đến người dân.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Biến thể Delta tấn công người đã tiêm vaccine COVID-19 thế nào?

 

Bs Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo health.usnews) -
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm