Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 nguyên nhân khiến mắt bạn bị mờ - Phần 2

Trong phần 2, hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây nhìn mờ thường gặp ở người cao tuổi

11 nguyên nhân khiến mắt bạn bị mờ 

Bạn bị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến mắt khi bạn về già. Khoảng một nửa số người Mỹ bị đục thủy tinh thể ở tuổi 75. Đục thủy tinh thể sẽ xả ra khi thấu kính ở phần trước mắt bị mờ và ngăn cản án sang đi tới võng mạc.

Đục thủy tinh thể thường sẽ phát triển dần dần và sẽ không gây đau hoặc gây ra bất cứ triệu chứng nào cả. Đục thủy tinh thể chỉ gây ra các vấn đề về thị lực với một số người. Những người ngày thường sẽ cần phải phẫu thuật thay thủy tinh thể mới để nhìn rõ hơn. Phẫu thuật thay thủy tinh thể là một trong số những phẫu thuật có tỷ lệ thành công cao nhất trong số các phẫu thuật y khoa.

Bạn bị tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp cũng là một bệnh về thị lực khác liên quan đến tuổi già. Tăng nhãn áp xảy ra khi áp lực trong mắt tăng lên quá cao, gây tổn thương các dây thần kinh thị giác. Cũng giống như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp sẽ phát triển dần dần theo thời gian.

Những người bị tăng nhãn áp thường không biết mình bị bệnh bởi thị lực sẽ mất dần trong vòng vài chục năm.  Không có cách nào để phát hiện ra tình trạng tăng nhãn áp trừ việc đi khám mắt định kỳ. Một khi đã được chẩn đoán tăng nhãn áp, thì bạn cần dùng thuốc kê đơn, điều trị laser và phẫu thuật.

Bạn bị thoái hóa điểm vàng

Khi bạn già đi, đặc biệt là nếu bạn trên 60 tuổi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa điểm vàng – một vùng nằm gần trung tâm võng mạc giúp bạn nhìn được trực tiếp và cụ thể các vật ở trước mắt. Thoái hóa điểm vàng sẽ dẫn đến tình trạng mất thị lực trung tâm, khiến bạn gặp khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày ví dụ như lái xe và đọc sách.

Không có cách nào để điều trị tình trạng thoái hóa điểm vàng sớm, mặc dù việc sử dụng một số vitamin và khaongs chất liều cao có thể làm chậm quá trình lão hóa. Bạn có thể làm giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng bằng việc luyện tập thể thao, giữ huyết áp và cholesterol máu ở mức khỏe mạnh, không hút thuốc và ăn nhiều cá, rau có lá màu xanh.

 

Bạn bị tiểu đường

Nếu bạn chưa được chẩn đoán tiểu đường hoặc nếu bạn đã bị tiểu đường nhưng không được kiểm soát, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh võng mạc do tiểu đường. Tình trạng này sẽ xảy ra khi các mạch máu bị tổn thương, gây rỉ máu hoặc có thêm mạch máu phát triển tại phía sau mắt và những mạch máu này cũng bị rỉ máu.

Nếu bạn biết rằng bạn có vấn đề, thì việc tiêm thuốc điều trị tiểu đường hoặc phẫu thuật laser có thể giúp bảo toàn thị lực của bạn, nhưng đôi khi bạn thậm chí sẽ bị mất thị lực vì bệnh tiểu đường mà còn không biết mình bị tiểu đường. Kiểm soát đường huyết có thể giúp dự phòng bệnh võng mạc do tiểu đường. Nếu bạn đã bị tiểu đường, hãy đảm bảo rằng bạn đi khám mắt định kỳ đúng lịch.

Bạn có lượng đường máu tăng cao

Kể cả khi bạn chưa mắc phải các biến chứng của bệnh tiểu đường, thì tình trạng đường huyết tăng cao cũng có thể sẽ khiến bạn bị nhìn mờ. Đường huyết tăng cao có thể gây sưng phù phần thấu kính. Tình trạng sưng phù có thể làm thay đổi hình dạng của mắt và độ tập trung của mắt, nhưng những vấn đề này thường chỉ diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày.

Nếu bạn nghi ngờ lượng đường huyết tăng cao, hãy kiểm tra ngay lập tức. Bạn sẽ có nguy cơ bị tiểu đường typ 2 nếu bạn bị béo phì hoặc có tiền sử gia đình bị tiểu đường. Các triệu chứng khác bao gồm thường xuyên đi tiểu và rất khát nước.

Bạn bị tăng huyết áp

Chắc hẳn bạn đã biết rằng tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ và bệnh tim mạch. Nhưng chắc hẳn không nhiều người biết rằng bệnh tim mạch cũng có thể gây ra tình trạng tắc tĩnh mạch tại mắt. Những người bị tắc tĩnh mạch tại mắt thường sẽ không thấy đau và họ sẽ thấy thị lực bị mờ đi sau khi thức dậy. Nhìn mờ do tắc tĩnh mạch thường sẽ chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt.

Điều trị tắc tĩnh mạch mắt bao gồm dùng thuốc phá vỡ cục máu đông ngay lập tức để đạt được hiệu quả. Nhưng kể cả khi bạn dùng thuốc kịp thời, bạn vẫn có thẻ sẽ mất một phần thị lực. Để dự phòng tình trạng tắc tĩnh mạch mắt, nếu bạn trên 50 tuổi và bị tăng huyết áp, bạn nên khám mắt định kỳ.

May mắn là đa số các trường hợp gây nhìn mờ đều không đe dọa đến thị lực của bạn. Nhưng có một số trường hợp bạn cần đến phòng cấp cứu hoặc gọi bác sỹ càng sớm càng tốt. Bao gồm:

  • Bạn bị thay đổi thị lực một cách bất ngờ và thị lực của bạn không cải thiện sau khi bạn chớp mắt.
  • Nếu bạn cảm thấy đau tại vùng mắt
  • Nếu bạn mất hoàn toàn thị lực tại một số vùng đặc biệt tại mắt.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những điều cần biết về phẫu thuật thay thủy tinh thể

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Health
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm