Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 yếu tố gây khó chịu ở mắt

Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về cảm giác khó chịu ở mắt và những cách để cải thiện tình trạng này.

Khi một người cảm thấy cộm trọng mắt thì đó thường là do một chiếc lông mi, cát hoặc bụi bay vào mắt. Tuy nhiên, cũng có những khi ta cảm thấy mắt khó chịu mà không hề có dị vật trong mắt.

Khô mắt cũng như viêm mi mắt có thể làm bạn cảm thấy như có gì đó trong mắt nhưng thực tế là không có. Một vài nguyên nhân của tình trạng này là vô hại, nhưng cũng có những nguyên nhân cần đến sự can thiệp y tế để phòng ngừa mất thị lực.

Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về cảm giác khó chịu ở mắt và những cách để cải thiện tình trạng này.

Xước giác mạc

Giác mạc chính là một “cửa sổ” hình vòm ở giữa mắt và giác mạc cũng dễ bị tổn thương.

Ví dụ, một người có thể vô tình làm xước giác mạc do móng tay, cọ trang điểm hoặc một dị vật nào đó. Khi đó, mắt sẽ có cảm giác bị cộm như khi có bụi trong mắt, cho dù thực tế là không có gì rơi vào mắt cả.

Những triệu chứng khác của xước giác mạc bao gồm:

  • Đau mắt, đỏ và chảy nước mắt
  • Nhìn mờ
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Cách điều trị

Xước giác mạc nhẹ có thể mất 1-2 ngày đề giác mạc lành, nhưng những vết xước lớn có thể mất đến một tuần.

Một vài phương pháp điều trị bao gồm:

  • Đeo băng mắt đề phòng ngừa tổn thương thêm
  • Tra thuốc nhỏ mắt để làm dịu giác mạc
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử giúp giảm đau

Rách giác mạc

Rách giác mạc có thể là do một vết cắt tại giác mạc. Điều này có thể gây rách một phần hoặc toàn bộ giác mạc.

Nếu điều này xảy ra, người bệnh cần phải băng phần mắt bị tổn thương và đi khám càng sớm càng tốt.

Người bị rách giác mạc nên tránh:

  • Rửa mắt với nước
  • Loại bỏ dị vật khỏi mắt (nếu có)
  • Tác động lực vào mắt
  • Uống thuốc giảm đau như aspirin hoặc ibuprofen do có thể làm loãng máu, gây chảy máu nhiều hơn

Loét

Vết loét là một vết thương hở trên giác mạc. Một người có thể bị loét giác mặc do kho mắt nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hoặc nhiễm nấm.

Những dấu hiệu và triệu chứng của loét giác mạc có thể bao gồm:

  • Đỏ mắt
  • Đau đớn
  • Cảm giác cộm mắt
  • Chảy nước mắt
  • Có mủ hoặc chảy dịch
  • Nhìn mờ
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Sưng mi mắt
  • Có những đốm trắng trên giác mạc

Cách điều trị

Bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc gồm thuốc nhỏ mắt có chứa hoạt chất kháng nấm, kháng sinh hoặc kháng virus để điều trị ổ nhiễm trùng.

Khi ổ nhiễm trùng đã khỏi, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc nhỏ mắt có chứa steroid hoặc chất chống viêm để ngăn ngừa sẹo giác mạc. Lưu ý rằng khi sử dụng thuốc nhỏ mắt có chưa steroid cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn về liều lượng.

Ngoài ra, mổ thay giác mạc cũng có thể là một phương pháp. Có thể cần phải cấy ghép giác mạc nếu tổn thương do loét giác mạc đã quá nặng nề hoặc người bệnh đã bị mất thị lực.

Nấm giác mạc

Nấm giác mạc là tình trạng giác mạc bị nhiễm trùng do nấm. Tình trạng này có thể là hệ quả của việc đeo kính áp tròng hoặc một tổn thương đến mắt. Có nhiều loại nấm có thể gây nấm giác mạc, bao gồm nấm FusariumAspergillus, và Candida. Và những người bị nấm giác mạc có thể sẽ cảm thấy cộm như có dị vật trong mắt.

Những triệu chứng của nấm giác mạc có thể bao gồm:

  • Đau mắt
  • Đỏ mắt
  • Nhìn mờ
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Chảy nước mắt
  • Chảy dịch

Bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu tại vết thương để xét nghiệm xác định chủng gây bệnh.

Cách điều trị

Những phương pháp điều trị nấm giác mạc bao gồm sử dụng các loại thuốc kháng nấm như natamyxin, amphotericin B hoặc voriconazole trong vài tháng.

Nếu tình trạng nhiễm trùng không cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay giác mạc.

Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là một chứng bệnh tự miễn, xuất hiện khi các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công và gây tổn thương tuyến lệ và tuyến nước bọt.

Hai triệu chứng chính của tình trạng này là khô mắt và khô miệng do cơ thể không thể tiết ra đủ nước mắt và nước bọt.

Những triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Ngứa rát mắt
  • Cảm giác cộm giống như có cát trong mắt
  • Nhìn mờ
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Nuốt khó
  • Cảm giác khô và bột trong miệng

Khi gặp hội chứng này, người bệnh cũng có thể bị loét giác mạc và nấm miệng.

Hơn nữa, hội chứng Sjogren còn có thể ảnh hưởng đến các khớp, phổi, các cơ quan tiêu hóa, thần kinh và mạch máu. Hệ quả là gây ra các triệu chứng như:

  • Sưng hạch
  • Nổi mẩn
  • Khô da
  • Đau khớp
  • Ho khan mạn tính
  • Tê bì ngón tay và ngón chân
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Khô âm đạo

Cách điều trị

Phương pháp điều trị hội chứng Sjogren bao gồm việc sử dụng nước mắt nhân tạo vào ban ngày và sử dụng nhỏ mắt dạng gel vào ban đêm, bên cạnh những loại thuốc nhỏ mắt được kê đơn.

Khi đi ra ngoài, người bệnh cần phải đeo kính giúp bảo vệ mắt và ngăn nước mắt bay hơi.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể cần phải làm phẫu thuật tắc Punctal: Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ bằng silicon để bịt tuyến lệ, giúp giữ nước mắt ở trong mắt lâu hơn và giữ được độ ẩm cho mắt.

Khô mắt

Khi một người chớp mắt, nước mắt sẽ phủ toàn bộ bề mặt mắt để bôi trơn, và nước mắt sẽ được hút đi ngay sau đó.

Nước mắt cũng giúp phòng ngừa viêm nhiễm, rửa trôi dị vật, giữ bề mặt mắt sạch và trơn.

Trong nước mắt ngoài nước cũng còn chứa dầu và chất nhầy. Bất cứ sự mất cân bằng nào ở những thành phần này cũng có thể gây khô mắt, phổ biến nhất là khi bị thiếu nước. Đây được gọi là hội chứng khô mắt.

Mắt của những người bị khô mắt không thể sản xuất đủ nước mắt để bôi trơn cũng như nuôi dưỡng mắt. Đôi khi, những người bị khô mắt cũng có chất lượng nước mắt rất kém.

Những triệu chứng của khô mắt bao gồm:

  • Kích ứng mắt
  • Cảm giác cộm, hoặc ngứa rát
  • Nhìn mờ

Một vài nguyên nhân gây khô mắt phổ biến bao gồm:

  • Tuổi: Phần lớn những người trên 65 tuổi có triệu chứng của bệnh khô mắt
  • Các loại thuốc điều trị: Các loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, hay thuốc thuông mũi có thể làm giàm tiết nước mắt.
  • Giới tính: Phụ nữ thường có khả năng bị khô mắt cao hơn do phải mang thai và sử dụng thuốc tránh thai, hoặc do mãn kinh.
  • Tình trạng bệnh lý: Khô mắt có thể ảnh hưởng đến những người bị viêm khớp dạng thấp, vấn đề về tuyến giáp cũng như những người bị tiểu đường.
  • Môi trường xung quanh: Khói, thời tiết khô, và gió đều có thể làm nước mắt bốc hơi nhanh hơn.

Cách điều trị

Người bị khô mắt có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để nhỏ. Bạn cũng có thể lựa chọn những loại nước mắt nhân tạo không chứa chất bảo quản do sẽ ít nguy cơ gây kích ứng mắt hơn.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể và tăng cường độ ẩm của môi trường xung quanh cũng là những cách có thể giúp cải thiện tình trạng khô mắt.

Viêm bờ mi

Những người bị viêm bờ mi là những người thường xuyên bị kích ứng và viêm bờ mí mắt, kèm theo sự xuất hiện của những vảy trắng ở mí mắt. Cả nhiễm trùng và dị ứng đều có thể gây viêm bờ mi.

Đôi khi, bác sĩ cũng thường chẩn đoán viêm bờ mi ở những người bị viêm da tiết bã, là tình trạng bệnh cũng làm da bị bong tróc thành vảy.

Những triệu chứng khác của viêm bờ mi bao gồm:

  • Ngứa
  • Rát
  • Đóng vảy ở bờ mi
  • Chảy nước mắt
  • Nhìn mờ
  • Cảm giác có dị vật trong mắt

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm bờ mi, tuy nhiên có nhiều yếu tố có thể cùng gây nên tình trạng này.

Viêm bờ mi cấp tính có thể có ổ loét hoặc không. Nếu có ổ loét thì nguyên nhân thường là nhiễm trùng do virus, ví dụ như virus herpes simplex hoặc nhiễm trùng do tụ cầu khuẩn. Viêm bờ mi không có ổ loét có thể gây ra bởi tình trạng dị ứng.

Tình trạng viêm bờ mi có thể tệ hơn vào buổi sáng và thường ảnh hưởng đến cả hai mắt.

Cách điều trị

Khi bị viêm bờ mi, cần phải giữ vệ sinh vùng mắt và chườm ấm. Người bị viêm bờ mi cũng có thể sử dụng kháng sinh dạng bôi lên vùng bị viêm trong 2-8 tuần.

Tuy nhiên, những trường hợp không đáp ứng thuốc bôi có thể cần kháng sinh đường uống hoặc thuốc có chứa corticoid.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc, hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, xảy ra do kết mạc bị viêm. Kết mạc là một lớp màng trong suốt phủ toàn bộ mắt trừ phần giác mạc.

Những triệu chứng của viêm kết mạc bao gồm:

  • Đỏ mắt
  • Tiết dịch
  • Đau
  • Cảm giác có dị vật trong mắt
  • Mắt đóng vảy vào buổi sáng khi ngủ dậy
  • Ngứa
  • Chảy nước mắt
  • Viêm mí mắt

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm kết mạc bao gồm virus, vi khuẩn hoặc dị nguyên.

Cách điều trị

Nếu dị nguyên hoặc virus là nguyên nhân gây viêm kết mạc thì có thể sử dụng nước mắt nhận tạo để làm dịu các triệu chứng.

Người bị viêm kết mạc có thể phải sử dụng kháng sinh, tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm kết mạc. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, người bệnh có thể phải sử dụng kháng sinh đường uống hoặc tiêm bắp.

Chắp

Chắp là một u hạt chứa chủ yếu là chất béo mọc lên trong mí mắt. Ban đầu, chắp có thể xuất hiện như một u nhỏ không đau, nhưng qua thời gian có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến thị lực.

Chắp cũng có thể bị viêm và nhiễm trùng.

Cách điều trị

Bị chắp có thể không cần phải điều trị và có thể tự khỏi sau khoảng 1 tháng nếu giữ vệ sinh mắt đúng cách. Chắp có thể được điều trị bằng cách chườm ấm từ 2-4 lần mỗi ngày trong vòng 15 phút cũng như massage mí mắt.

Những loại thuốc điều trị có thể bao gồm steroid, tuy nhiên, nếu chắp bị nhiễm trùng thì bác sĩ có thể kê thêm kháng sinh.

Nếu tình trạng này kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Mộng mỡ và mộng thịt mắt

Mộng mỡ mắt là sự phát triển của những mảng màu vàng ở kết mạc và thường xuất hiện ở gần khóe mắt.

Những người bị mộng thịt mắt thì có những mảng giống như thịt phát triển trên kết mạc và có thể bắt nguồn từ mộng mỡ. Mộng thịt có thể chỉ là những mảng nhỏ, nhưng cũng có thể phát triển rất lớn và ảnh hưởng đến thị lực của người bị.

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng mộng mỡ và mộng thịt có thể là hệ của của việc phơi nhiễm với tia UV, gió và bụi.

Cách điều trị

Tuy phẫu thuật có thể loại bỏ những mộng mắt này, nhưng chúng vẫn có thể quay trở lại.

Khi nào cần phải đi khám?

Những người bị rách hoặc loét giác mạc cần phải đi khám càng sớm càng tốt để tráng mất thị lực.

Những người cho rằng họ có dị vật trong mắt hoặc không thể xác định được dị vật đang gây cộm mắt nên đi khám mắt để xác định dị vật.

Trong trường hợp nước mắt nhân tạo vẫn không đủ để bôi trơn mắt thì người bệnh nên đi khám. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định những phương pháp điều trị và đặt lịch thăm khám để phòng ngừa tình trạng khô mắt trở nên trầm trọng hơn. Những người bị khô mắt nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa về sau.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể giúp xác định nguyên nhân gây khô mắt, ví dụ như các loại thuốc trị bệnh nhất định.

Bên cạnh đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh nào.

Những người có cảm giác đau ở mắt, mất thị lực, bị chảy dịch nhiều, có sẹo kết mạc hoặc thường xuyên cảm thấy cộm mắt cần phải đi khám chuyên khoa mắt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân gây nhức mỏi mắt

Bình luận
Tin mới
  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

  • 07/07/2025

    Liệu bạn có đang lo lắng về hiệu suất tình dục?

    Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.

Xem thêm