Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 tình trạng hay gặp ở trẻ sơ sinh

Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam để biết các tình trạng sức khỏe hay gặp ở trẻ sơ sinh:

Tiêu chảy

Nhiễm trùng, khó tiêu hóa một số loại thực phẩm hoặc uống quá nhiều nước trái cây hoặc sữa là một trong những nguyên nhân khiến trẻ tiêu chảy. Nếu trẻ bị tiêu chảy, hãy chăm sóc cho trẻ tại nhà và bù nước cho trẻ. Nếu trẻ đang ăn dặm, hãy tránh thức ăn nhiều chất xơ và nhiều dầu mỡ. Bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ nếu tình trạng của trẻ không cải thiện trong 24 giờ, hoặc trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc có các triệu chứng khác, như sốt từ 38.50C trở lên, nôn mửa, đi tiểu ít hơn bình thường, nhịp tim nhanh, phân có máu hoặc đen, hoặc đau bụng.

Sốt

Bạn cần cho trẻ đi khám ngay nếu:

  • Trẻ dưới 3 tháng sốt từ 380C trở lên.
  • Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi có nhiệt độ từ 38.5 0C  trở lên.
  • Hoặc nếu trẻ sơ sinh quấy khóc và không thể dỗ được.

Theo dõi xem trẻ có đau tai, ho, thờ ơ, phát ban, nôn mửa hoặc tiêu chảy hay không. Bạn có thể dỗ, xoa dịu con bạn bằng sữa, tắm nước ấm và mặc quần áo nhẹ cho trẻ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những cách hạ sốt an toàn. Sốt kèm đốm xuất huyết hoặc ban xuất huyết là một trường hợp cấp cứu nghiêm trọng mà bạn nên liên hệ với bác sĩ.

Táo bón

Một số trẻ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Những trẻ khác thì vài ngày mới đi một lần. Táo bón là khi trẻ đi phân cứng và đau khi đi ngoài. Bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung thêm nước cho trẻ hoặc một chút nước ép mận khô vào bình sữa cho trẻ. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn hạn chế lượng sữa dưới 500ml mỗi ngày. Hãy gọi cho bác sĩ nếu vấn đề vẫn tiếp tục hoặc em bé của bạn có các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau bụng hoặc nôn mửa.

Đọc thêm bài viết: Trẻ sơ sinh nên được bổ sung vitamin gì?

Phát ban

Em bé có làn da nhạy cảm. Phát ban có thể bắt đầu từ nổi mụn li ti đến mụn nhỏ màu trắng đến các mảng đỏ, khô, ngứa (chàm). Để tránh hăm tã, hãy thay tã thường xuyên và bôi thuốc mỡ để bảo vệ cho trẻ. Đối với bệnh chàm, bạn không nên dùng xà phòng để tắm rửa cho trẻ và giữ ẩm cho da của con bạn. Hầu hết các vấn đề về phát ban không nghiêm trọng. Nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu tình trạng phát ban của trẻ kéo dài, khiến trẻ bị đau hoặc nếu trẻ có kèm theo bị sốt hoặc nổi mụn nước.

Ho

Hãy lắng nghe xem trẻ ho như thế nào. Ho kèm theo sốt nhẹ thường do cảm lạnh. Sốt dai dẳng cao hơn có thể có nghĩa là viêm phổi hoặc cúm. Khò khè kèm theo ho có thể là bệnh hen suyễn hoặc nhiễm trùng. Trẻ bị ho gà có những cơn ho và phát ra âm thanh "khục khục". Bạn có thể dung máy tạo độ ẩm để cải thiện tình trạng ho của trẻ. Không cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 4 tuổi uống thuốc ho hoặc cảm lạnh.

Đau bụng

Khi con bạn bị đau bụng, chúng có thể khóc rất nhiều, trẻ khóc ưỡn lưng. Nguyên nhân có thể xảy ra do trẻ bị trào ngược, gặp rắc rối với một số loại thực phẩm, nhiễm trùng hoặc các lý do khác. Một số trẻ gặp vấn đề khi thử các loại thức ăn khác nhau. Hầu hết các cơn đau bụng đều vô hại và ngắn. Nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu tình trạng của trẻ không cải thiện, hoặc con bạn nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê hoặc sốt.

Đau khi mọc răng

Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng nhỏ sẽ bắt đầu mọc đâm xuyên qua nướu. Điều đó thường khiến trẻ khóc rất nhiều. Khi đó bạn nên cho trẻ thứ gì đó để nhai. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoa bóp nướu của bé bằng ngón tay hoặc cho bé thứ gì đó mát để nhai, chẳng hạn như khăn ướt và lạnh. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem thuốc giảm đau như acetaminophen có an toàn để sử dụng giảm đau cho trẻ không.

Đọc thêm bài viết: Làm gì khi trẻ sơ sinh không tăng cân?

Đầy bụng

Điều này khá bình thường! Để giúp bé không bị đầy hơi, hãy cho bé ăn từ từ và thường xuyên vỗ ợ hơi nhẹ nhàng cho trẻ. Bạn nên cho trẻ nghỉ giải lao sau khi ăn. Nếu bạn dùng sữa công thức bạn không nên lắc nhiều để tránh tạo bọt.

Nghẹt mũi

Bé bị tắc nghẽn nghẹt mũi? Có một lưu ý là bạn không nên sử dụng thuốc cảm không kê đơn ở trẻ em dưới 4 tuổi. Thay vào đó, hãy nhỏ nước muối để làm loãng chất nhầy, sau đó hút nó ra khỏi mũi của con bạn bằng dụng cụ hoặc máy hút mũi. Máy xông hơi có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn vào ban đêm.

Buồn nôn và nôn

Tình trạng này khá phổ biến và thường vô hại!  bạn có thể cho trẻ sơ sinh nhổ ra một chút sau khi ăn. Trẻ nhỏ cũng có thể bị đau bụng. Và điều quan trọng là bạn cần bổ sung đủ nước cho trẻ.  Bạn nên gọi cho bác sĩ nếu trẻ nôn không ngừng trong vài giờ hoặc trẻ nôn kèm theo bị sốt hoặc nếu trẻ bị mất nước nghiêm trọng.

Bạn nên làm gì khi trẻ gặp vấn đề?

Khi con bạn cảm thấy tồi tệ, bạn cũng vậy. Bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tin tưởng vào bản năng của bạn. Bạn cần theo dõi các dấu hiệu của trẻ để đưa trẻ đi khám kip thời. Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm thay đổi khẩu vị, quấy khóc cực độ, thờ ơ, khó thở, phát ban đặc biệt là phát ban lan nhanh, cứng cổ, co giật, sốt cao và trẻ bị mất nước, không tè.

Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.

BS Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm