Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 điều nên biết về glucosamine

Glucosamine là thực phẩm bổ sung phổ biến được sử dụng để điều trị viêm xương khớp. Trong khi hiệu quả thực sự của glucosamine đang được các nhà nghiên cứu tranh luận, thì loại thực phẩm bổ sung này đã giảm được cơn đau khớp ở một số bệnh nhân.

Có những báo cáo cho rằng việc sử dụng Glucosamine với vitamin C, bromelain, chondroitin sulfate hoặc magiê có thể làm tăng tác dụng của glucosamine trong điều trị viêm xương khớp. Những báo cáo ban đầu khác cho thấy có thêm một số lợi ích với bệnh vảy nến nếu glucosamine được dùng với dầu cá.

Có nhiều giả thuyết, nhưng sự thật là gì? Nếu bạn sử dụng glucosamine hoặc cân nhắc sử dụng thử, có 10 điều sau bạn nên biết về glucosamine.

1. Glucosamine là hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong sụn khỏe mạnh

Glucosamine sulfate là thành phần tự nhiên của glycosaminoglycan có trong sụn và chất hoạt dịch. Nghiên cứu cho thấy sử dụng glucosamine giúp giảm đau gần tương tự như thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID). Cũng có giả thiết cho rằng glucosamine có thể làm chậm tổn thương sụn ở bệnh nhân viêm xương khớp. Kết luận chính xác đang được mong đợi trong nghiên cứu lâm sàng lớn được thực hiện bởi Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH).

2. Kết quả từ nghiên cứu của NIH về Glucosamine/ thử nghiệm chondroitin trong can thiệp viêm khớp (GAIT) cho thấy kết quả không mong đợi

GAIT được thiết kế để kiểm tra mức độ hiệu quả ngắn hạn của glucosamine và chondroitin sulfate trong giảm đau ở số lượng lớn người bị bệnh viêm khớp gối. Những người này được lựa chọn ngẫu nhiên vào 5 nhóm dựa trên phương pháp điều trị:

  • 1 nhóm chỉ dùng glucosamine
  • 1 nhóm chỉ dùng chondroitin sulfat
  • 1 nhóm dùng phối hợp glucosamine và chondroitin sulfate
  • 1 nhóm chỉ dùng Celecoxib
  • 1 nhóm chỉ dùng giả dược

Kết quả của GAIT cho thấy: những người dùng celecoxib sẽ giảm đau khớp đáng kể so với nhóm dùng giả dược.

Trong khi đó, dùng glucosamine phối hợp với chondroitin sulfate sẽ giảm đau đáng kể ở những người có cơn đau từ trung bình đến nặng và không có hiệu quả với những người tham gia chỉ đau nhẹ. Tương tự như vậy, nếu chỉ sử dụng một trong hai thuốc nói trên cũng không cho thấy kết quả giảm đau đáng kể.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng vẫn cần những nghiên cứu khác để khẳng định các kết quả này.

3. Hãy hỏi bác sỹ để được điều trị bằng glucosamine

Bạn nên trao đổi mong muốn dùng glucosamine với bác sĩ để có những hướng dẫn điều trị chính xác nhất. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về những vấn đề an toàn liên quan đến glucosamine và giúp bạn thực hiện được mong muốn sử dụng glucosamine một cách an toàn và hiệu quả nhất.

4. Glucosamine được bán như thực phẩm bổ sung được chiết xuất chủ yếu từ vỏ tôm cua

Glucosamine thường được khuyến cáo nên tránh dùng với bệnh nhân dị ứng tôm cua. Hầu hết các tình trạng dị ứng tôm cua là do protein trong tôm cua gây ra chứ không phải do chitin – loại carbohydrate từ vỏ tôm cua được sử dụng để chiết xuất ra glucosamine.

Do vậy, điều quan trọng là nếu bạn có dị ứng với tôm cua, hãy nói chuyện với bác sỹ để có lời khuyên về việc có nên dùng glucosamine hay không.

5. Luôn tuân theo liều lượng glucosamine được khuyến cáo

Liều khởi đầu là 1.500 mg glucosamine và 1.200 mg chondroitin hằng ngày trong 6-8 tuần. Nếu đạt được đáp ứng điều trị, liều dùng có thể giảm xuống 1.000 mg glucosamine và 800mg chondroitin hoặc ít hơn.

Bạn có thể dùng glucosamine trong khi vẫn dùng thuốc điều trị viêm khớp như thường ngày. Hiệu quả điều trị của glucosamine thường chỉ có sau khi sử dụng một vài tháng.

6. Lưu ý rằng, một số sản phẩm glucosamine trên thị trường không được kiểm định

Theo khuyến cáo, bạn nên mua thực phẩm bổ sung từ những công ty lớn, có uy tín. Công ty bạn mua hàng nên có danh tiếng vì có nhiều sản phẩm không chứa đủ lượng bổ sung như được ghi trên nhãn. Do vậy, người tiêu dùng nên chú ý khi đi mua glucosamine nói riêng và các loại thực phẩm chức năng khác nói chung.

7. Nếu bạn xuất hiện những tác dụng không mong muốn, bạn có thể muốn thay đổi nhãn hiệu trước khi từ bỏ việc dùng glucosamine

Tác dụng phụ thường gặp đi kèm với glucosamine bao gồm:

  • Chướng bụng
  • Phân nhão
  • Đau bụng
  • Buồn ngủ
  • Mất ngủ
  • Đau đầu
  • Phản ứng da
  • Nhạy cảm ảnh nắng mặt trời
  • Móng (móng tay móng chân) bị dày hơn

Glucosamine có thể gây tăng huyết áp tạm thời và tăng nhịp tim, đánh trống ngực

8. Sau nhiều nghiên cứu, vẫn chưa rõ liệu glucosamine có ảnh hưởng đến lượng đường huyết hay không

Bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh nhân bị hạ đường huyết được khuyên là nên thận trọng khi sử dụng glucosamine. Những bệnh nhân này nên được theo dõi đường huyết thường xuyên. Do glucosamine là một loại đường amino nên cần cẩn trọng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước

9. Glucosamine có thể tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân

Những bệnh nhân mắc các rối loạn chảy máu, bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu và bệnh nhân điều trị với aspirin nên kiểm tra đông máu thường xuyên hơn. Liều glucosamine có thể cần điều chỉnh nếu có vấn đề.

10. Glucosamine không được khuyến cáo khi đang mang thai hoặc cho con bú

Do thiếu bằng chứng khoa học trong mảng này, khuyến cáo nên tránh dùng glucosamine khi đang mang thai và cho con bú.

Tham khảo thêm thông tin về Glucosamine tại bài viết Bạn nên uống bao nhiêu Glucosamine ?

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm