Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới

Khi nhắc đến những căn bệnh có thể gây tử vong nhiều nhất, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến những đại dịch như Ebola hay những căn bệnh như ung thư vú. Bạn có ngạc nhiên không nếu biết không bệnh nào trong số hai căn bệnh trên nằm trong top 10 bệnh gây chết người nhiều nhất.

10 căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới

Top 5 những bệnh gây tử vong hàng đầu vẫn không thay đổi nhiều sau hàng thập kỷ. Tuy nhiên các bác sỹ và các nhân viên y tế vẫn đang nỗ lực hết sức để giảm thiểu các ca tử vong do những căn bệnh chết người sau đây.

  1. Bệnh tim mạch vành (thiếu máu cục bộ tim)

Căn bệnh gây tử vong cao nhất trên thế giới là bệnh mạch vành (coronary artery disease – CAD). CAD, tên gọi khác là thiếu máu cục bộ tim, là một căn bệnh xảy ra khi các mạch máu cung cấp máu cho tim bị hẹp lại. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 7,4 triệu người tử vong vì thiếu máu cục bổ tim vào năm 2012, chiếm khoảng 13,2% các ca tử vong trên toàn thế giới.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ở Mỹ có khoảng 600.000 người tử vong mỗi năm vì các bệnh tim mạch. Điều này khiến bệnh tim mạch trở thành căn bệnh gây tử vong hàng đầu tại Mỹ cũng như trên thế giới, trong đó phổ biến nhất là bệnh mạch vành, cướp đi sinh mạng của khoảng 380.000 mỗi năm.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm huyết áp cao, cholesterol máu cao và hút thuốc lá. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và kiểm soát cân nặng hợp lý có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Mặc dù vẫn được xếp vị trí số 1 trong những bệnh gây tử vong cao nhất nhưng hiện nay tỷ lệ người chết vì căn bệnh này đang giảm dần tại nhiều quốc gia châu Âu và cả Hoa Kỳ. Sự chuyển biến này là do hiện nay các biện pháp phòng ngừa tích cực đang được áp dụng và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân đã được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, ở nhiều nước đang phát triển, số người tỷ vong vì CAD vẫn còn khá cao.

  1. Đột quỵ

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột (mạch máu bị tắc hay rò rỉ). Các tế bào não thiếu oxy sẽ bị chết trong vòng vài phút.

Đột quỵ đóng góp vào khoảng 6.7 triệu ca tử vong trên thế giới vào năm 2012, theo WHO, tức là khoảng 11.9% trên tổng số các trường hợp tử vong. Biểu đồ của CDC cho thấy có gần 130.000 người Mỹ tử vong vì đột quỵ mỗi năm – tức là cứ 4 phút lại có một người chết vì đột quỵ. Khoảng 1 trên 4 ca đột quỵ xảy ra trên đối tượng đã từng có tiền sử đột quỵ. Đột quỵ cũng là một nguyên nhân dẫn tới tàn tật.

Yếu tố nguy cơ của đột quỵ cũng tương tự như bệnh mạch vành. Nói chung, việc duy trì một lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.

  1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease – COPD)

COPD là một bệnh mãn tính và tiến triển tại phổi khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở. Viêm phế quản mạn tính và bệnh khí phế thũng là một số loại bệnh được xếp vào nhóm bệnh COPD.

Theo WHO, có khoảng 3,1 triệu ca tử vong do mắc COPD vào năm 2012, tương ứng với 5,6% trong tổng số trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Vào năm 2004, có khoảng 64 triệu người tại thời điểm đó đang phải chung sống với bệnh COPD.

Nguyên nhân chủ yếu gây COPD là hút thuốc lá và tình trạng hút thuốc thụ động. Một yếu tố khác chính là ô nhiễm bầu không khí, cả trong và ngoài nhà. Tỷ lệ mắc bệnh COPD ở cả nam và nữ là ngang nhau. Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh COPD, tuy nhiên người ta có thể làm giảm tiến triển của bệnh bằng cách sử dụng thuốc.

Hiệp hội các bệnh phổi Hoa Kỳ ước tính rằng vào năm 2011, có khoảng 12,7 triệu người trưởng thành tại Mỹ bị mắc COPD, nhưng số người có các triệu chứng của các bệnh về phổi còn cao hơn.

  1. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Theo số liệu của WHO, số người tử vong vì mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới là 3,1 triệu người hay 5.5% các ca tử vong trên toàn cầu vào năm 2012. Nhóm các bệnh này bao gồm viêm phổi, viêm phế quản và cúm.

Mùa dịch cúm kéo dài từ tháng 12 đến tháng  hàng năm ở bắc bán cầu và từ tháng 6 đến tháng 8 ở vùng nam bán cầu. Tuy nhiên, nguy cơ mắc phải các bệnh này xuất hiện quanh năm ở các khu vực nhiệt đới.

Theo CDC, khoảng 20% những người đi du lịch trở về Mỹ phải tới bệnh viện để điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp sau chuyến du lịch. Chính những con tàu du lịch đông nghịt khách, các khách sạn và những quảng trường chật kín người là điều kiện thuận lợi cho việc lây lan của dịch bệnh.

  1. Ung thư khí quản, ung thư phế quản và ung thư phổi

Ung thư khí quản, phế quản và phổi đều được xếp vào nhóm ung thư  hô hấp. Các nguyên nhân chính gây các dạng ung thư này là hút thuốc, hút thuốc thụ động và độc tố từ môi trường.

Vào năm 2012, WHO ước tính có khoảng 1,6 triệu người tử vong vì ung thư khí quản, phế quản và phổi. Các bệnh ung thư này đóng góp vào khoảng 2,9% số ca tử vong trên toàn cầu.

  1. HIV/AIDS

HIV là viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch (human immunodeficiency virus). Đây là loại virus có thể tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây bệnh AIDS – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS là một hội chứng có tính chất kéo dài mạn tính và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Hiệp hội nghiên cứu về AIDS, kể từ khi đại dịch nổ ra trên toàn cầu, khoảng 39 triệu người đã bị tử vong vì nhiễm HIV/AIDS. Vào năm 2013, có khoảng 1,5 triệu người đã mất vì AIDS, tương ứng với 2,7% các trường hợp tử vong trên toàn cầu.

Tính cho đến cuối năm 2012, 35.5 triệu người trên thế thới đã bị nhiễm HIV. Mỗi ngày, có khoảng thêm 5.700 người bị nhiễm mới.

Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau đáng kể tùy theo từng khu vực địa lý. Vùng châu Phi hạ Sahara là khu vực HIV lan tràn phổ biến nhất, cứ 20 người trưởng thành thì có 1 người bị nhiễm HIV. Vùng này cũng là nơi ở của 70% số người nhiễm HIV trên toàn thế giới. Đáng buồn thay, đây cũng là khu vực có tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV cao nhất chiếm tới 91% trong số những trẻ bị nhiễm HIV toàn cầu.

  1. Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý khi bạn đi ngoài ra phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Khi tiêu chảy kéo dài khoảng vài ngày, cơ thể bạn sẽ bị mất đi khá nhiều muối và nước. Khả năng tử vong do suy kiệt và mất nước là rất cao. Tiêu chảy chủ yếu là do nhiễm trùng đường ruột do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Những loại vi sinh vật này thường dễ dàng phát tán vào cơ thể con người qua thức ăn và nước uống bị nhiễm bẩn. Đây là căn bệnh đặc biệt phổ biến ở các quốc gia đang phát triển do điều kiện vệ sinh nghèo nàn.

WHO ước tính rằng có khoảng 1,5 triệu người tử vong vì bệnh tiêu chảy vào năm 2012, chiếm 2,7% số ca tử vong. Tiêu chảy là bệnh gây tử vong đứng hàng thứ hai ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo thống kê, có khoảng 760.000 trẻ em tử vong mỗi năm vì tiêu chảy.

Theo một báo cáo của Unicef vào năm 2009, mỗi năm có khoảng 2.5 tỷ ca mắc tiêu chảy ở đối tượng trẻ dưới 5 tuổi. Trên 50% trong số này sống ở khu vực châu Phi và Nam Á và trên 80% trẻ tử vong vì tiêu chảy ở những vùng này.

Theo Unicef, những thói quen vệ sinh đơn giản như rửa tay thường xuyên có thể giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do tiêu chảy tới 40%. Cải thiện tình trạng vệ sinh và chất lượng nguồn nước có thể giúp phòng bệnh tiêu chảy.

  1. Đái tháo đường

Đái tháo đường (tiểu đường) là một nhóm bệnh có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và sử dụng hormon insulin trong cơ thể. Trong bệnh tiểu đường typ 1, tuyến tụy không có khả năng tạo ra insulin. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được làm rõ. Trong bệnh tiểu đường typ 2, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin hay cơ thể bị đề kháng với insulin. Tiểu đường typ 2 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ dinh dưỡng, thiếu luyện tập thể dục và thừa cân, béo phì.

Vào năm 2012, khoảng 1,5 triệu người tử vong do các nguyên nhân có liên quan đến bệnh tiểu đường. Những người sinh sống ở những quốc gia có thu nhập từ trung bình đến thấp là đối tượng có khả năng tử vong cao do các biến chứng của tiểu đường.

  1. Các biến chứng của sinh non

Theo WHO, xấp xỉ 1,1 triệu ca tử vong do sinh non và các biến chứng do nhẹ cân khi sinh vào năm 2012. 3/4 số trường hợp tử vong này xảy ra trong vòng 1 tuần đầu sau sinh. Thiếu các kỹ năng chăm sóc hậu sản khiến tình trạng này trở thành một vấn đề hết sức nghiêm trọng trên toàn cầu. Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh tử vong là hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu được chăm sóc tích cực tiền sản và hậu sản.

  1.  Bệnh lao

Lao là một bệnh nhiễm trùng tại phổi gây ra do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Lao là một bệnh có thể được điều trị thành công. Một số chủng gây bệnh lao xuất hiện tình trạng kháng lại với liệu pháp điều trị. Những thuốc điều trị thay thế cho những bệnh nhân này hiện vẫn còn được cung cấp hạn chế. Một số chủng tỏ ra không đáp ứng với những thuốc điều trị thay thế.

Vào năm 2012, khoảng 900.000 người đã chết vì mắc bệnh lao. Những ca tử vong chủ yếu ở các quốc gia nghèo đang phát triển. Lao cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với những người nhiễm HIV.

Những bệnh khác

Mặc dù không nằm trong top 10 nhưng những bệnh sau cũng đang là mối quan tâm hàng đầu của các y bác sỹ trên thế giới.

Sốt rét là bệnh gây ra do ký sinh trùng sống trong muỗi. Mọi người bị nhiễm bệnh sốt rét khi bị nhiễm ký sinh trùng truyền qua vết cắn của muỗi. Sốt rét gây ra khoảng 627.000 ca tử vong vào năm 2012. Khu vực châu Phi hạ Sahara là nơi có khoảng 90% số người chết vì sốt rét. Đây không phải là một bệnh truyền nhiễm.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra và có thể phòng ngừa được bằng tiêm chủng. Theo CDC, vào năm 2012, bệnh sởi đã cướp đi sinh mạng của 139.300 người trên toàn thế giới. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 bệnh nguy hiểm có thể dự phòng bằng vaccine

Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm