Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu lầm về bệnh gout

Có nhiều hiểu lầm về bệnh gout hơn bạn tưởng. Hãy cùng khám phá xem đâu là hiểu lầm và đâu mới là sự thật về căn bệnh này nhé!

Nếu bạn nghĩ rằng, bệnh gout chỉ xảy ra với nam giới? Hay quả anh đào có thể chữa được bệnh gout? Hoặc cơn đau tự đến rồi sẽ tự đi và bạn không cần điều trị gout? Và nếu tất cả 6 triệu người trưởng thành bị gout đều nghĩ như bạn, thì đó đúng là những điều hiểu lầm nguy hiểm. Nếu bạn đã bị gout hoặc nghi ngờ mình bị gout nhưng lại tin vào những điều này, thì rất có thể, bạn sẽ khiến cơn đau trở nên nặng hơn và gây ra những biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí là đe dọa tính mạng.

Hiểu lầm số 1: Theo thời gian, bệnh gout sẽ tự biến mất

Sự thật: Mặc dù đúng là bệnh gout thường xuất hiện và biến mất mà đôi khi không cần điều trị, nhưng việc được chẩn đoán và điều trị sớm là một điều vô cùng quan trọng khi mắc bệnh gout. Những cơn bệnh gout thường sẽ tái phát nếu bạn không làm gì để dự phòng chúng. Điều trị gout bao gồm dùng thuốc để làm giảm lượng axit uric và làm giảm đau do tích tụ axit uric gây ra, cũng như giảm nguy cơ tái phát bệnh gout. Rất nhiều người cần dùng các loại thuốc hạ axit uric trong thời gian dài để kiểm soát được bệnh gout của mình.

Hiểu lầm số 2: Bệnh gout là một dạng bệnh viêm khớp nhẹ

Sự thật: Bệnh gout thực ra là một trong số những dạng viêm khớp gây ra nhiều đau đớn nhất. Thậm chí nhiều người còn so sánh cơn đau do bệnh gout gây ra giống như cơn đau đẻ hoặc đau khi bị gãy chân. Theo thời gian, bệnh gout có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như tổn thương khớp vĩnh viễn, sỏi thận và tổn thương thận nghiêm trọng.

Hiểu lầm số 3: Gout là một bệnh hiếm gặp

Sự thật: Gout thật ra là một bệnh tương đối phổ biến, đặc biệt làowr nam giới và người cao tuổi. Năm 2005, theo thống kê, có koảng 1% số người Mỹ bị gout, tương đương với khoảng 3 triệu người. Nam giới lớn tuổi và phụ nữ sau mãn kinh là những đối tượng dễ bị gout nhất và gout là dạng viêm khớp phổ biến nhất ở nam giới trên 40 tuổi. Mặc dù có một số tài liệu cho rằng, gout là một bệnh chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi, nhưng người trẻ vẫn có thể bị gou. Trên thực tế, dạng gout di truyền có thể ảnh hưởng tới nam giới dưới 30 tuổi và dạng gout này thường sẽ nghiêm trọng hơn.

Hiểu lầm số 4: Gout chỉ ảnh hưởng đến ngón chân cái

Sự thật: Mặc dù khớp ngón chân cái là khớp nhạy cảm nhất với bệnh gout, nhưng bệnh gout cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp xương khác, bao gồm khớp khuỷu tay, khớp gối, khớp cổ tay, khớp ngón tay, mắt cá chân, các phần khác của bàn chân. Tuy vậy, cứ 10 người thì sẽ có 9 người bị gout tại khớp ngón chân cái, và nguyên nhân là do tăng áp lực lên ngón chân cái khi đi và đứng.

Hiểu lầm số 5: Một đợt bệnh gout không bao giờ kéo dài hơn 10 ngày.

Sự thật: Mặc dù đa số mọi người đều trải qua cơn gout cấp, thường chỉ kéo dài từ 1 ngày – 1 tuần, tuy nhiên, có một số người sẽ trải qua các đợt gout mãn tính có thể kéo dài và dẫn đến tổn thương khớp. Những cơn gout mãn tính này thường có xu hướng gây ra những cơn đau ít nghiêm trọng hơn.

Hiểu lầm số 6: Khoảng thời gian giữa các đợt bệnh gout là khi bạn không bị gout

Sự thật: Kể cả khi bạn không bị các cơn bệnh gout tấn công, bạn vẫn đang bị gout và lượng axit uric của bạn sẽ có thể vẫn tiếp tục tăng cao giữa các đợt bệnh. Đó là lý do vì sao bạn nên tiếp tục sử dụng các thuốc điều trị gout giữa các đợt bệnh, kể cả khi bạn không xuất hiện triệu chứng gout. Nhiều người khi không thấy triệu chứng gout thường sẽ dừng dùng thuốc và điều này sẽ làm các cơn bệnh gout tái phát.

Hiểu lầm số 7: Ăn quả anh đào có thể chữa khỏi bệnh gout

Sự thật: Cho tới nay, vẫn chưa có cách nào chữa khỏi bệnh gout. Mặc dù có một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy ăn anh đào có thể làm giảm lượng axit uric, nhưng những kết quả này vẫn chưa được xác nhận. Do vậy, bạn nên trao đổi với bác sỹ về việc điều chỉnh chế độ ăn trước khi thử áp dụng bất cứ một phương pháp điều trị nào chưa được kiểm chứng kỹ để điều trị gout.

 
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm